Giáo án Ngữ văn 10 Bài Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương) mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 63. Đọc thêm.

TỰA “ TRÍCH DIỄM THI TẬP”

Hoàng Đức Lương

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn hóa của tiền nhân.

- Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng tìm hiểu thể tựa.

- Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:

- Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS:SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

Sĩ số: …………………………..

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng một đoạn trong “Đại cáo bình Ngô” ? Giá trị nội dung, nghệ thuật bài “Đại cáo bình Ngô”?

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

Sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa tinh thần của tổ tiên ông cha là một công việc rất quan trọng và cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn, đặc biệt là ở những thế kỉ trước đây (điều kiện sưu tầm rất hạn chế) hoặc sau khi chiến tranh các di sản văn hóa tinh thần thường bị tàn phá nặng nề. Tiến sĩ Hoàng Đức Lương là một trong những trí thức thời Lê ở thế kỉ XV đã ko tiếc công sức, thời gian để làm công việc đó. Sau khi hoàn thành Trích diễm thi tập (Tuyển tập những bài thơ hay), ông lại tự viết một bài tựa đặt ở đầu sách nói rõ quan điểm, mục đích sưu tầm, tâm sự của mình,...và giới thiệu sách với người đọc.

Hoạt động của GV&HS

Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV HD HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.

Hs đọc tiểu dẫn- sgk.

- Nêu vài nét về tác giả Hoàng Đức Lương?

- Em hiểu thế nào là bài tựa? Nó tương đương với các khái niệm nào được dùng hiện nay: lời đầu sách, lời nói đầu, lời bạt, lời cuối sách? Mục đích của nó? Thể văn thường dùng?

Hs đọc văn bản.

- Theo em, Vb vừa đọc nêu lên các ý chính nào? Từ đó, em hãy xác định bố cục của nó?

GV HD HS đọc – hiểu văn bản.

- Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa ko được lưu truyền đầy đủ cho đời sau?

- Tìm các biện pháp nghệ thuật lập luận của tác giả?

- Tại sao tác giả lại nêu các nguyên nhân làm thơ văn thất truyền trước khi trình bày các công việc sưu tầm của mình?

- Trước thực trạng thơ văn của ông cha bị thất truyền, hủy hoại, Hoàng Đức Lương có xúc cảm, tâm sự gì?

- Công việc sưu tầm, biên soạn của tác giả diễn ra ntn?

- Cách giới thiệu việc làm sưu tầm, chia bố cục và nội dung cuốn sách của tác giả ntn?

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài tựa trên?

GV hướng dẫn HS tổng kết.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả Hoàng Đức Lương

- Quê quán: ở huyện Văn Giang (Hưng Yên), trú quán ở Gia Lâm (Hà Nội).

- Đỗ tiến sĩ năm 1478.

2. Bài Tựa Trích diễm thi tập

- Bài tựa:

+ Là bài viết thường đặt ở đầu sách.

+ Do tác giả (người khác) viết nhằm mục đích nói rõ hơn với độc giả về hoàn cảnh, mục đích sáng tác, kết cấu hoặc nội dung hoặc tâm sự của tác giả hay những nhận xét, đánh giá, phê bình hoặc cảm nhận của người đọc (nếu là người khác viết).

+ Được viết bằng thể văn nghị luận, thuyết minh, biểu cảm hoặc thể hỗn hợp.

- Trích diễm thi tập: tuyển tập các bài thơ hay.

-Bố cục: 2 phần.

+ P1: Từ đầu đến “rách nát tan tành”-Những nguyên nhân làm cho thơ văn ko lưu truyền hết ở đời.

+ P2: Còn lại- Tâm sự và công việc sưu tầm thơ văn của tác giả.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:

1.Những nguyên nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời:

* Nguyên nhân chủ quan:

- Chỉ có thi nhân " nhà thơ.

" người có trình độ học vấn mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca.

+ Hình ảnh liên tưởng so sánh:

Thơ văn- khoái chá " cái hấp dẫn.

- gấm vóc " cái đẹp.

+ Nhưng vẻ hấp dẫn, vẻ đẹp của thơ văn lại còn như là “sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, ko thể đem mắt thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được” " vẻ đẹp, vẻ hấp dẫn đặc biệt, trừu tượng, khó nắm bắt.

" Cần phải là người có trình độ, học vấn mới nắm bắt được nhưng số người đó trong xã hội ta không nhiều" ko phải ai trong xã hội cũng yêu quý, cũng quan tâm sưu tầm, lưu giữ.

- Người có học, có hiểu biết (bậc danh nho, người làm quan, các sĩ tử) hoặc vì bận việc hoặc ko quan tâm đến viêc sưu tầm văn thơ.

- Người yêu thích thơ văn lại ko đủ trình độ, năng lực và tính kiên trì.

- Nhà nước (triều đình, nhà vua) ko khuyến khích việc in ấn (khắc ván) thơ văn mà chỉ in kinh Phật.

* Nguyên nhân khách quan:

- Sức phá huỷ của thời gian đối với sách vở.

- Chiến tranh, hỏa hoạn.

" Nghệ thuật lập luận: + Phương pháp quy nạp.

+ Dùng hình ảnh so sánh (đoạn 1;5).

- Câu hỏi tu từ: “Huống chi...tan tành?”

* Tác giả nêu nguyên nhân khiến thơ văn thất truyền trước nhằm:

+ Nhấn mạnh vào mục đích của việc sưu tầm, biên soạn cuốn sách của mình là xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chứ ko phải chỉ do sở thích cá nhân.

+ Đó là một công việc khó khăn nhưng đáng quý, cần thiết, nằm trong trào lưu chung của thời đại phục hưng dân tộc thế kỉ XV.

2. Tâm sựvà công việc sưu tầm văn thơ của tác giả:

- Tâm sự của tác giả trước thực trạng thơ văn của ông cha bị thất truyền, hủy hoại:

+ Xót xa, thương tiếc trước di sản quý báu bị tản mát, hủy hoại, đắm chìm trong quên lãng khi đặt nền văn hóa dân tộc mình sánh với văn hóa Trung Quốc.

+ Khó khăn trong việc khảo cứu thơ văn Lí- Trần làm tác phải thường thở than, có ý trách lỗi các trí thức đương thời.

- Công việc sưu tầm, biên soạn của tác giả:

+ Sưu tầm: - Công phu tìm tòi, thu lượm: “tìm quanh hỏi khắp”.

- Thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều, chọn lấy bài hay.

+ Biên soạn:

. Chia xếp theo từng loại.

. Đặt tên sách.

. Phần cuối sách có phụ thêm thơ văn của mình.

" Cách giới thiệu việc làm sưu tầm, chia bố cục, nội dung cuốn sách của tác giả: ngắn gọn, đủ ý, giọng kể giản dị, khiêm nhường.

III. Tổng kết bài học:

1. Nội dung: Bài tựa thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

2. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật lập luận:

+ Phương pháp quy nạp.

+ Dùng hình ảnh.

+ Câu hỏi tu từ.

" Tính chất chặt chẽ, tác động mạnh vào trí tuệ và tình cảm của người đọc.

- Lời lẽ thiết tha.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố:

- Tầm quan trọng của việc lưu trữ và bảo tồn các di sản dân tộc.

5. Dặn dò

- Học bài cũ. Vẽ sơ đồ tư duy về hệ thống lập luận bài Tựa.

- Chuẩn bị bài : Hiền tài là nguyên khí củaquốc gia (Thân Nhân Trung).