Giáo án Ngữ văn 10 Bài Trả bài làm văn số 4 mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 54. TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 4

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng làm bài : Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; Bài văn cóđủ ba phầncó hình thức và nội dung; Xây dựng luận điểm – luận cứ- luận chứng rõ ràng. Thấy được những ưu điểm và hạn chế của bài viết để tiến bộ hơn tronghọc kìsau.

2. Kĩ năng:

- Tự đánh giá những ưu - nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn những bài viết sau.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất :

- Tự giác về sửa chữalại bài. Ý thức nỗ lực vươn lên trong học tập. Chăm chỉ, tự giác. Phương hướng phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, để tiến bộ hơn trong học kìsau.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện:

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS:SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. Phương pháp:

Gv kết hợp phương phápđối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, hướng dẫnHS xây dựng dàn ý chuẩn xác, sửa lỗi trong bài viết cho HS.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp:

Sĩ số: .............................................

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình trả bài.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Các em đã viết bài làm văn số 4 – bài kiểm tra học kì tại lớp. Hôm nay là tiết trả bài. Để các em biết được kết quả của bài viết số 4, nhận ra ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, từ đó phát huy và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau, chúng ta đi vào bài học hôm nay: Trả bài làm văn số 4.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động thực hành

? GV yêu cầu hsinh nhắc lại đề.

? Xác định yêu cầu của đề?

? Lập dàn ý ?

BIỂU ĐIỂM:

- Điểm 9 - 10 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo.

- Điểm 7- 8 : Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, có một số lỗi về diễn đạt

- Điểm 5- 6:Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề.

- Điểm 3 - 4 : Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy

- Điểm 1-2:Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế

- Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng

Dựa vào phần trên yêu cầu hsinh tự nhận xét ưu - nhược điểm bài viết của mình.

GV nhận xét chung về ưu nhược điểm bài viết của HS .

- Sai chính tả : chiều đại, chụi khó, ca giao…

- Sai thể thơ : thể thất ngôn bát cú Đường luật…

- Dùng từ sai : bài thơ “Tỏ lòng” là một siêu phẩm, Phạm Ngũ Lão là người có con mắt non xanh….

Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết

* GV nêu lên các lỗi mà HS thường gặp.

* GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục.

* Ví dụ một số bài viết :

- Hình thức bài viết chưa đẹp, chữ xấu :

+ 10A……

- Dùng từ thuộc văn nói : rất chi là, rất là hay…

- Bài viết phân tích sơ sài, không có trọng tâm :

+ 10A : …….

GV: Đọc những bài viết khá giỏi của học sinh => tuyên dương để học sinh khác học tập

Hsinh xem bài, sửa chữa lỗi.

GV tổng kết kết quả bài viết của học sinh.

       5.Đề bài và đáp án biểu điểm

Xem tiết 49-50.

II. Nhận xét chung

1. Ưu điểm.

- Phần lớn hsinh đã cố gắng làm bài, bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp.

- Một số em bố cục bài viết rõ ràng, hành văn lưu loát.

– Học sinh biết cách làm phần đọc hiểu văn bản, bài nghị luận văn học.

– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Nhược điểm.

- Khi chỉ ra biện pháp tu từ, chưa chỉ rõ biện pháp tu từ đó thể hiện ở từ ngữ nào.

- Còn lúng túng trong triển khai, đáp ứng chưa tốt yêu cầu của đề.

- Kể lan man, chưa có những sự việc, chi tiết tiêu biểu.

-Bố cục chưa rõ ràng, hành văn còn vụng.

- Viết sai chính tả.

- Diễn đạt mang tính chất như văn nói.

III. Chữa lỗi.

1. Lỗi hình thức

- Chữ xấu, đặc biệt ở học sinh nam, chữ nghiêng về bên trái. Viết tắt. Tên riêng không viết hoa.

- Sai chính tả : ch-tr, s-x, l-n, ngh-ng, r-d-gi….

- Lỗi viết câu sai ngữ pháp : không có chủ ngữ

- Lỗi hành văn lủng củng, dùng lối văn nói.

- Bố cục bài viết chưa rõ ràng, hình thức trình bàychưa đẹp. Phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.

-Sự kết hợp các thao tác lập luận chưa hài hòa.

2. Lỗi nội dung

- Khi được hỏi thông điệp từ văn bản, học sinh chưa chỉ ra được bài học sâu sắc rút ra là gì, hoặc điều tác giả muốn gửi gắm là gì.

- Trong bài nghị luận văn học, phần liên hệ đến lí tưởng sống của thanh niên ngày nay, học sinh phải viết thành đoạn văn ở cuối phần thân bài, nhưng hầu hết chỉ viết được vài câu liên hệ ở phần kết bài.

- Nội dung phân tích sơ sài, không có liên hệ mở rộng, không hấp dẫn.

IV. Bài viết tiêu biểu

5.Tổng kết kết quả

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố:

- Những kinh nghiệm rút ra từ bài làm văn số 4. GV nhắc lại một sốvấn đề cần lưu ý khi làm bài đọc hiểu văn bản và khi viết văn(bố cục, diễn đạt, câu văn, chính tả).

5. Dặn dò

- Sửa chữa những lỗi sai của bài viết ở nhà. Viết lại bàicho hoàn thiện hơn.

- Soạn : Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.