Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 62. TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh: yêu cầu và một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:
- Luôn có ý thức tạo lập một văn bản thuyết minh có tính hấp dẫn và chuẩn xác. HS có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng khi viết bài văn thuyết minh.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS:SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Sĩ số: ……………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần soạn bài của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
GV HD HS ôn tập về văn bản thuyết minh.
Nhắc lại khái niệm về VB thuyết minh? Theo em, yêu cầu đối với tri thức và trình bày của VB thuyết minh ntn?
- Khái niệm: VB thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Tri thức trong VB thuyết minhđòi hỏi phải khách quan, hữu ích, xác thực cho người tiếp nhận.
- Yêu cầu trình bày: chuẩn xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
* Nêu vấn đề: Theo em, trong việc giới thiệu các sản phẩm, người ta có cần quan tâm tới sự hấp dẫn cũng như giá trị của sản phẩm không?
- HS đàm thoại, phát biểu.
- GV chuyển vào bài.
Hoạt động của GV&HS |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV HD HS tìm hiểu về tính chuẩn xác qua kĩ thuật đặt câu hỏi - Em hiểu thế nào là tính chuẩn xác? Tại sao VB thuyết minh lại cần có tính chuẩn xác? - Chúng ta cần chú ý đến các điểm gì để đảm bảo tính chuẩn xác của VB thuyết minh? Hs đọc và thảo luận làm các bài tập. Gv nhận xét, khẳng định đáp án. - Vậy một VB thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng yêu cầu nào? GV HD HS tìm hiểu về tính hấp dẫn bằng kĩ thuật chia nhóm Nhóm 1:Theo em, thế nào là tính hấp dẫn của Vb thuyết minh? Nhóm 2: Các biện pháp làm cho VB thuyết minh có tính hấp dẫn? Hs đọc và thảo luận làm các bài tập trong sgk. Gv nhận xét, khẳng định đáp án. Hs đọc và học phần ghi nhớ- sgk. Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Hs đọc và thảo luận làm các bài tập trong sgk. Gv nhận xét, khẳng định đáp án. |
I. Tính chuẩn xác của VB thuyết minh 1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác - Tính chuẩn xác: đúng với chân lí, với chuẩn mực được thừa nhận. - Tính chuẩn xác là yêu cầu của VB thuyết minh vì để đảm bảo mục đích của VB thuyết minh: cung cấp các tri thức về sự vật khách quan nhằm giúp cho hiểu biết của người đọc (người nghe) thêm chính xác và phong phú. - Các yêu cầu đảm bảo tính chuẩn xác: + Tìm hiểu thấu đáo đối tượng thuyết minh trước khi viết. + Thu thập đầy đủ các tài liệu tham khảo, đặc biệt là các tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà KH tên tuổi, các cơ quan có thẩm quyền về đối tượng thuyết minh. + Cập nhật những thay đổi của các thông tin. 2. Luyện tập a. Không chuẩn xác: - Từ “chỉ”" không nêu hết phạm vi kiến thức. - Không nêu đúng các thể loại VHDG trong chương trình Ngữ Văn 10, tập I. b. Không chuẩn xác: ở cách hiểu cụm từ “thiên cổ hùng văn” (áng văn hào hùng muôn thuở). c. Không thể dùng VB đã trích để thuyếtminh về nhà thơ Nguyễn bỉnh Khiêm vì nó chỉ nói đến thân thế mà không hề nói đến sự nghiệp thơ của ông. " Yêu cầu của tính chuẩn xác: Tri thức trong VB phải có tính: khách quan, khoa học và đáng tin cậy. II. Tính hấp dẫn của VB thuyết minh 1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của VB thuyết minh: - Tính hấp dẫn: có sự lối cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc. - Các biện pháp làm cho VB thuyết minh hấp dẫn: + Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn ko trừu tượng, mơ hồ (dẫn chứng cụ thể, sinh động). + So sánh. + Kết hợp sử dụng các kiểu câu. + Khi cần phải phối hợp nhiều loại kiến thức. 2. Luyện tập a. Biện pháp: - Nêu dẫn chứng cụ thể minh họa cho luận điểm khái quát: + Luận điểm: “Nếu ... kìm hãm”. + Dẫn chứng:- Số liệu về sự phát triển trí tuệ của những đứa trẻ. - Sự phát triển não bộ của những con chuột. - So sánh: những đứa trẻ ít được chơi đùa và những đứa trẻ bình thường. b. Việc kể lại truyền thuyết: " Giúp người đọc như được trở về một thuở xa xưa thần tiên, kì ảo. " Là một cách giải thích sự hình thành và các địa danh của hồ. - Việc kết hợp giữa kiến thức địa lí và văn học đã đem đến cho người đọc hiểu biết phong phú, hấp dẫn. * Ghi nhớ: (Sgk) Luyện tập. Gợi ý: - Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu: ngắn, dài, nghi vấn, cảm thán. - Từ ngữ: giàu tính hình tượng (kết hợp biện pháp so sánh): + Mùi phở có sức huyền bí quyến rũ- mây khói chùa Hương. + Bó hành xanh- lá mạ. + Làn khói từ nồi nước dùng- một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu. - Sự kết hợp các giác quan và liên tưởng: + Các giác quan: thị giác, khứu giác và vị giác. + Liên tưởng: qua các so sánh. + Biểu cảm trực tiếp: trông mà thèm quá, có ai lại đừng vào ăn cho được. |
RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5 (HS viết ở nhà)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Kiến thức :
- Ôn tập, củng cố kiến thức về văn thuyết minh.
2.Kĩ năng
- Kĩ năng viết văn thuyết minh.
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản, có liên kết về hình thức và nội dung.
3. Tư duy, phẩm chất, thái độ :
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong hành văn, chăm chỉ làm bài.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:Tự luận, học sinh làm ở nhà.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5
MÔN NGỮ VĂN 10
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng số |
I.Làm văn: |
- Vận dụng kiến thức văn học để viết bài văn thuyết minh hấp dẫn rõ ràng, rành mạch - Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh. |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 10 100% |
1 10 100% |
|||
Tổng câu Tổngđiểm Tỉ lệ |
1 10 100% |
1 10 100% |
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5
MÔN NGỮ VĂN 10
Thời gian: HS làm ở nhà
Anh/chị hãy viết bài văn thuyết minh về lễ giỗ tổ Hùng Vương (Đền Hùng – Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ ).
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
* Yêu cầu cần đạt :
* Hình thức:
- Nắm được kĩ năng, phương pháp làm văn thuyết minh để đạt được sự chuẩn xác và hấp dẫn.
- Bố cục bài viết phải hợp lí.
- Trình tự lập luận rõ ràng, mạch lạc.
- Trình bày sạch sẽ, không mắc quá hai lỗi chính tả, diễn đạt.
* Nội dung:
a. Mở bài:(2 điểm)
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Được tổ chức trọng thể hàng năm.
b. Thân bài: (6 điểm)
- Thời gian: Vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm
- Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc.
- Đền Hùng là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần.
Gồm: cổng đền, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Các công trình Đền quốc tổ Lạc Long Quân, Đền Mẫu Âu Cơ mới được xây dựng trong quần thể di tích.
- Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động tín ngưỡng văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác...
- Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ dâng hương các Vua Hùng còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ đã được thế giới công nhận Di sản Văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
c. Kết bài: (2điểm)
- Trẩy hội Đền Hùng, thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.