Giáo án Ngữ văn 10 Bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 79.TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

(Trích “ Chinh phụ ngâm”)

- Tác giả: Đặng Trần Côn; Dịch giả: Đoàn Thị Điểm -

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh và đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.

- Về nghệ thuật: Thấy được sự tài hoa, tinh tế của nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.

2. Kĩ năng:

- Tìm hiểu một văn bảnthuộc thể ngâm khúc.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:

- Thương cảm với nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ, đồng thời oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Biết thương xót, đồng cảm với nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ và có thái độ chống lại các thế lực bạo tàn gây đau khổ cho họ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS:SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

Sĩ số: ………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

- Chỉ ra sự khác biệt giữa Tào Tháo và Lưu Bị trong đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Trước Nguyễn Du và Truyện Kiều, một trong những đỉnh cao của VHVN thế kỉ XVIII là tác phẩm Chinh Phụ ngâm do đặng Trần Côn sáng tác nguyên văn chữ Hán và bản diễn Nôm xuất sắc lưu truyền hiện nay vẫn được coi là của Đoàn Thị Điểm. Tác phẩm là lời thở than của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến ở xa đồng thời là khát khao cuộc sống hạnh phúc lứa đôi trong hòa bình yên ổn, gián tiếp cất tiếng nói tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài nét tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Hoạt động của GV&HS

Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV HD HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.

- Em có hiểu biết gì về tác giả Đặng Trần Côn?

- Hiện nay có các quan điểm ntn về dịch giả văn bản Nôm của tác phẩm?

Hs phát biểu thảo luận.

Gv nhận xét, bổ sung: Chinh phụ ngâm vừa ra đời đã nổi tiếng, được nhiều người ưa thích. Phan Huy Chú ca ngợi “Lời và ý thì lâm li, tuấn nhã và kì dật rất khoái chá cho miệng người đọc” (Lịch triều hiến chương loại chí). Do vậy, nhiều người đã dịch tác phẩm ra chữ Nôm. Bản dịch thành công nhất hiện nay được coi là của Đoàn Thị Điểm. Bà được khen ngợi là người phụ nữ toàn diện “dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ”, có người cha nuôi tiến cử làm phi cho chúa Trịnh nhưng bà đã từ chối, cả với những kẻ có thế lực khác cũng vậy. Bà làm nhiều nghề kiếm sống (may vá, bốc thuốc và dạy học). Theo bà xưa nay ko thiếu những phụ nữ tài danh nhưng ko mấy ai thành công trong nghề dạy học nên bà đã thử thách mình. Học trò của bà có người đỗ tiến sĩ.

- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

Yêu cầu hs đọc diễn cảm.

Hướng dẫn giọng đọc: Trầm buồn, đều đều, chậm rãi, nhấn vào các điệp từ, điệp ngữ liên hoàn.

- Nêu vị trí đoạn trích?

- Tìm bố cục của đoạn trích?

* Đọc – hiểu văn bản.

- Tâm trạng của người chinh phụ được khắc họa qua những biểu hiện nào?

- Chỉ ra những hành động, cử chỉ của người chinh phụ và giá trị biểu đạt của nó?

- Hãy chỉ ra những yếu tố ngoại cảnh giúp thể hiện tâm trạng của người chinh phụ? Chỉ ra ý nghĩa diễn tả nội tâm của yếu tố đó?

- Suy nghĩ của em về hình ảnh này?

- LHMR: “ Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt?”

- Dùng ngoại cảnh để diễn tả tâm trạng của nhân vật, nt gì?

- Hãy làm rõ giá trị biểu đạt của nghệ thuật đối?

- Ngoài những biện pháp nghệ thuật trên tác giả còn sử dụng những biện pháp nt nào nữa để miêu tả tâm trạng người chinh phụ?

-Tình cảm và thái độ của tg, dịch giả?

Nét đặc sắc của đoạn thơ này là gì?

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Đọc 8 câu thơ đầu và trả lời các câu hỏi sau :

1. Nêu phong cách chức năng ngôn ngữ và phương thước biểu đạt chính của đoạn thơ.

2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau, tác dụng : « Hoa đèn cùng với bóng người khá thương » ?

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả và dịch giả

a. Tác giả Đặng Trần Côn (?)

- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.

- Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.

- Tính cách “đuyềnh đoàng ko buộc”- tự do, phóng túng nên ko đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp.

- Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.

b. Dịch giả

- Đoàn Thị Điểm (1705- 1748):

+ Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.

+ Quê: Giai Phạm - Văn Giang- xứ Kinh Bắc.

+ Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường.

+ 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều- một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống ko khác người chinh phụ là mấy " đồng cảm.

- Phan Huy Ích (1750- 1822)

+ Là người thuộc trấn Nghệ An sau rời đến Hà Tây.

+ Đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi

2. Tác phẩmChinh phụ ngâm

a. Hoàn cảnh ra đời

- Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành.

- Triều đình cất quân đánh dẹp.

" Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

b. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Giá trị nội dung:

+ Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

+ Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Thể thơ: trường đoản cú (nguyên tác), song thất lục bát (bản dịch).

+ Mang đậm tính tượng trưng ước lệ.

+ Tả cảnh ngụ tình.

+ Bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển.

3.Đoạn trích

- Vị trí: Từ câu 193- 216.

- Bố cục:

+ 8 câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.

+ 8 câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên.

+ 8 câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu.

II. ĐỌC – HIỂU

1. Nỗi cô dơn, lẻ bóng của người chinh phụ (8 câu đầu):

* Hành động, cử chỉ:

- Dạo: thầm gieo (Bước nặng nề, mệt mỏi)

- Ngồi, buông, cuốn rèm (Hành động lặp đi lặp lại), động tác thẫn thờ

=> Tâm trạng: Buồn rầu, bồn chồn, lo lắng không yên

* Ngoại cảnh: tả cảnh ngụ tình

- Hiên vắng, rèm thưa: Cảnh vắng vẻ, hiu hắt

=> Tâm trạng trống trải, lẻ loi

- Thước chẳng mách tin: Chờ mong vô vọng

-Hình ảnh ngọn đèn: Điệp lại 3 lần, điệp bắc cầu.

+ H/ả quen thuộc (cm)->Sự nhỏ bé; sự thao thức, khắc khoải, chờ đợi và hy vọng.

+ Khát khao sự đồng cảm, chia sẽ.

Tự hỏi và trả lời: (đèn biết chăng?)

(đèn chẳng biết).

->Ngư­ời chinh phụ tự ý thức đư­ợc cảnh ngộ cô đơn của mình

+ Tô đậm nỗi cô đơn, sầu tủi.

+ Nỗi buồn triền miên không dứt.

-> H/a giàu giá trị biểu cảm.

=> Tả cảnh ngụ tình.

*Nghệ thuật đối:

+Dạo hiên vắng…>< Ngồi rèm thưa…

+Ngoài rèm…>< Trong rèm…

-> Hiện lên cả không gian thời gian

-> Nổi buồn bao trùm cả không gian và thời gian.

=>Tác giả như đi đến tận cùng của nỗi buồn trong lòng chinh phụ.

* Nhịp, vần, không gian, thời gian, giọng điệu: thống thiết, than vãn, oán trách.

=> Tình cảm của tác giả, dịch giả: Đồng cảm, sẽ chia; tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc.

* Tiểu kết:

- Đoạn trích đã thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ: Buồn, cô đơn, khát khao tình yêu, hạnh phúc.

- Đoạn trích thể hiện bút pháp tả tâm trạng đặc sắc (Tả qua hành động, cử chỉ; tả cảnh ngụ tình; giọng điệu tha thiết; điệp từ, điệp ngữ...).

-Thấy được tài năng và sự cảm thông vô bờ của tác giả và dịch giả.

Hs thảo luận, phát biểu làm các bài tập.

Gv nhận xét, khẳng định đáp án.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụtrong 8 câu đầu.

5. Dặn dò

- Học thuộc lòng đoạn trích. Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

****************************************

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 80.TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

(Trích “ Chinh phụ ngâm”)

- Tác giả: Đặng Trần Côn; Dịch giả: Đoàn Thị Điểm -

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh và đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.

- Về nghệ thuật: Thấy được sự tài hoa, tinh tế của nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.

2. Kĩ năng:

- Tìm hiểu một văn bảnthuộc thể ngâm khúc.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:

- Thương cảm với nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ, đồng thời oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Biết thương xót, đồng cảm với nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ và có thái độ chống lại các thế lực bạo tàn gây đau khổ cho họ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS:SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

Sĩ số: …………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích tình cảnh cô đơn lẻ loi của người chinh phụ trong 8 câu thơ đầu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Nhà văn Tô Hoài đã từng khẳng định: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Thời đại của Đặng Trần Côn là thời kì mà chiến tranh các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên và phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, nhà nhà sống trong cảnh loạn lạc, khói lửa, đâu đâu cũng thấy cảnh lầm than, tang tóc. Khi thời đại đưa cho ông một đề tài quen thuộc “hiện thực chiến tranh”, bằng cảm hứng nhân đạo của mình, Đặng Trần Côn đã chiếu ngòi bút của mình xuống những nỗi đau của người phụ nữ trong chiến tranh để cất lên tiếng nói của con người thời đại, tiếng nói oán ghét chiến tranh phi nghĩa, tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã làm nỗi bật lên nỗi lẻ loi cô đơn cùng những nhớ mong, và có cả những khao khát hạnh phúc của người chinh phụ.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu tình cảnh cô đơn lẻ loi của người chinh phụ.

- Chi tiết nào thể hiện thời gian chờ đợi đơn điệu, nhàm tẻ ?

- Giải thích nghĩa của hai từ láy “đằng đẵng” và “dằng dặc”.

- Gv mở rộng: Câu thơ “Chinh phụ ngâm bỗng gợi độc giả nhớ tới một tứ thơ Đường của thi tiên Lí Bạch trong bài “Trường tương tư”:

“ Thiên trường, lộ viễn hồn phi khổ

Mộng hồn bất đáo quan sơn nan

Tạm dịch nghĩa là: trời dài, đường xa, hồn ta bay trong chơi vơi vì đau khổ, mộng hồn không tới nơi được vì cách trở núi non.

- Gv yêu cầu hs đọc chú thích 6,7,8(SGK tr87) và trả lời câu hỏi:

? Những hành động gắng gượng gượng có giúp chinh phụ vơi đi nỗi cô đơn, niềm thương nhớ?

Những từ ngữ hình ảnh nào diên tả tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ:

Hình ảnh gió đông, non Yên gợi lên điều gì?

Nỗi nhớ ngày càng chồng chất và cụ thể hơn. Vậy nó được khắc họa rõ nét ở những câu thơ nào? được diễn tả bằng những từ ngữ cụ thể nào?

Có nhận xét gì về hai câu thơ? Nó gợi ta nhớ đến câu thơ nào của ND trong TK?

Nhận xét hai câu thơ?

- Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?

- Theo emý nghĩa tư tưởng của đoạn trích là gì?

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Từ tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về số phận con người trong chiến tranh ?

2.Nỗi sầu muộn triền miên (8 câu tiếp)

a- Tâm trạng của người chinh phụ trong cảm nhận về thời gian

-Đêm trôi qua báo hiệu bằng tiếng “gà gáy eo óc”, ngày tiếp nối chỉ có “bóng cây hoè phất phơ”. tất cả trôi đi trong đơn điệu, nhàm tẻ. Có hai từ láy vừa tả ngoại cảnh vừa gợi tâm trạng buồn bã, não nuột của chinh phụ : “eo óc” “phất phơ”.

-Hai từ láy miêu tả không gian và thời gian : “đằng đẵng”- mỗi khắc giờ trong cảm nhận của chinh phụ như kéo dài, nặng nề, đeo đẳng.

“ dằng dặc” - mối sầu tràn ra ngoại cảnh, trải dài theo không gian tưởng như vô cùng vô tận.

=> Những từ láy được sử dụng tài tình, vừa để biểu đạt không gian, thời gian vừa thể hiện độ mênh mang không gì đo đếm được của nỗi nhớ chồng trong lòng chinh phụ.

b - Những hành động gắng gượng của chinh phụ:

- Từ “gượng” lặp lại ba lần diễn tả những gắng gượng của chinh phụ mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi cô đơn:

+ gượng đốt hương – càng mê mải chìm đắm trong nỗi nhớ nhung.

+ gượng soi gương để trang điểm nhưng nhìn bóng mình trong gươngchinh phụ không cầm nổi nước mắt.

+ gượng gảy đàn – đàn sắt đàn cầm hoà âm ví như cảnh vợ chồng đoàn tụ, dây đàn uyên ương là biểu tượng của lứa đôi gắn bó như đôi chim uyên ương. Những biểu tượng ấy càng khơi dậy nỗi niềm khao khát lứa đôi của chinh phụ. Vì thếba chữ gượng như diễn tả cảm giác vô duyên, trớ trêu trước cảnh ngộ.

3.Nỗi nhớ thương đau đáu( 8 câu cuối):

- Hình ảnh: gió đông

non Yên-> Ước lệ tượng trưng.

+ Gió đông: gió từ phương đông => chỉ gió mùa xuân.

+ Non Yên: nơi chồng đi chinh chiến lập công.

-> Người chinh phụ không biết gửi nỗi nhớ chồng với ai, muốn nhờ ngọn gió mùa xuân mang theo hơi ấm tình thương đưa đến "non Yên" những tình cảm nhung nhớ của mình.

- Gió đông, non Yên là hình ảnh mang tính ước lệ-> Gợi không gian rộng lớn, một khoảng cách muôn trùng xa xôi giữa người chinh phu và người chinh phụ. Chính không gian, thời gian đó như càng nhân lên đến cao độ nỗi nhớ mong da diết, khắc khoải của người chinh phụ.

- Câu thơ:

+ “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời

.Thăm thẳm: Nỗi nhớ nhơ kéo dài vô tận và được cụ thể bằng hình ảnh so sánh đường lên bằng trời.

. Đau đáu: Thể hiện sự day dứt, lo lắng không một chút yên lòng. Như có một cái gì đó hết sức xót xa, tội nghiệp.

=> Hai từ láy thăm thẳm, đau đáu gợi lên một nỗi nhớ nhung da diết, khôn nguôi, một nỗi nhớ luôn canh cánh trong lòng. Nó đã diễn tả rất chân thực nỗi lòng người chinh phụ nhớ chồng.

+ Hai câu:

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun

Cảnh buồn-> con người cũng buồn.

Ở đây, dịch giả đã gặp gỡ tác giả TK:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Cả hai câu thơ trong CPN và TK đều đã thể hiện sâu sắc và tinh tế mqh giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng con người. Đó là sự hòa đồng tâm trạng giữa thiên nhiên và con người.

Tuy nhiên, dường như câu thơ trong CPN còn thể hiện nỗi buồn nhớ khôn nguôi, nỗi buồn nhớ thiết tha đến nao lòng.

=> Hai câu thơ đã thể hiện được sự hòa đồng tâm trạng giữa con người và thiên nhiên.

] Tâm trạng: khát khao sự đồng cảm của chinh phu nơi biên ải nhưng vô vọng, sầu nhớ da diết, triền miên.

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.

- Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ.

2. Nội dung: Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi cơ đơn. Đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.

Hs thảo luận, phát biểu. Ý kiến phải hợp lí, phù hợp đạo đức.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

5. Dặn dò

- Học thuộc lòng đoạn trích. Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.

- Chuẩn bị bài : Lập dàn ý bài văn nghị luận