Giáo án Ngữ văn 10 Bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

TIẾT 3. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp như nhân vật, hoàn cảnh , nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp, về hai quá trìnhtrong hoạt động giao tiếp.

2. Kĩ năng:

- Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong 1 hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.

3. Thái độ:

- Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS:SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. Phương pháp thực hiện

Gv kết hợp phương phápđối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp:

Sĩ số: …………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

-GV:Trongcuộc sống con người thường sử dụng những phương tiện gì để giao tiếp ?

-HS:Giao tiếp có thể tiến hành qua: ngôn ngữ, cử chỉ , điệu bộ, nét mặt, hệ thống tín hiệu.

-GV:Vậy phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, quan trọng nhất là phương tiện nào?

-HS:Phương tiện ngôn ngữ.

-GV : Trong cuộc sống hằng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng, đó là ngon ngữ. Không có ngôn ngữ thì không có kết quả của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi giao tiếp luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài : Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

GV yêucầu hs đọc văn bản(nhắc H chú ý về ngữ điệu, giọng nói của các nhân vật, sự khác biệt giữa các loại câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán…)

GV sử dụng các câu hỏi a, d, e phân tích để hình thành khái niệm

? Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vịvà quan hệ với nhau ra sao? Căn cứ nhận biết?

HS trả lời:

?Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào và hướng vào nội dung gì?

?Mục đích của cuộc giao tiếp? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích ko?

? Từngữ liệu trên, em hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp.

? Trong quá trình hoạt động giao tiếp, chúng ta phải chú ý đến điều gì?

GV yêu cầu học sinh quan sát lại ngữ liệu 1.

? Trong hoạt động giao tiếp trên các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau ntnào? Qua ví dụ, em có nhận xét gì?

? Vậy mỗi hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình? Những quá trình đó quan hệ với nhau ntnào?

? Qua tìm hiểu ngữ liệu hãy cho biết hoạt động bằng ngôn ngữ có sự chi phối của những nhân tố nào? Muốn xác định các nhân tố đó cần trả lời những câu hỏi gì?

? Những điều cần ghi nhớ qua bài học?

Hs đọc sgk

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn hsinh làm bài tập.

-tổ chức hsinh thảo luận theo nhóm (tổ) - 3 nhóm.

+, Nhóm 1: câu a,b.

+, Nhóm 2: câu c,d

+, Nhóm 3: câu e.

- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, hsinh khác nhận xét, bổ sung → GV hướng dẫn nhanh ý cơ bản cần đạt.

GV gọi 1 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm ra vở → gọi hsinh khác nhận xét, bổ sung → GV sửa chữa.

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

Phân tích các nhân tố giao tiếp được thể hiện trong bài ca dao sau:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

I, Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

1, Khái niệm:

a, Khảo sát ngữ liệu 1 (Sgk-14)

- Các nhân vật giao tiếp gồm:

+,Vua nhà Trần (người lãnh đạo tối cao của đất nước)

+, Các bô lão ( đại diện cho các tầng lớp nhân dân)

→ quan hệ : vua- tôi => ngôn ngữ giao tiếp cũng có nét khác nhau: các từ xưng hô (bệ hạ) các từ thể hiện thái độ (xin , thưa) các câu nói tỉnh lược chủ ngữ trong giao tiếp trực diện.

- Hoàn cảnh:đất nước có giặc ngoại xâm.

- Nội dung giao tiếp: Thảo luận về tình hình đất nước và bàn bạc sách lược đối phó.

- Mục đích giao tiếp:Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động “ đánh’’→ đạt mục đích.

B, Kết luận chung

+, Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội.

+, Tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói và viết )

+, Mục đích: nhằmthực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động..

=>Đảm bảo đạt được mục đích giao tiếp

2. Quá trình hoạt động giao tiếp

a, Khảo sát ngữ liệu.

- Các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau…

→ Khi người nói (viết) tạo ra văn bản nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình thì người nghe (đọc) tiến hành các hoạt động nghe (đọc) để giải mã rồi lĩnh hội nội dung đó.

b, Kết luận.

- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm 2 quá trình:

+, Tạo lập văn bản.

+, Lĩnh hội văn bản

→ quan hệ tương tác

3. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp.

- Nhân vật giao tiếp.

- Hoàn cảnh giao tiếp.

- Nội dung giao tiếp.

- Mục đích giao tiếp.

- Phương tiện và cách thức giao tiếp.

4. Ghi nhớ. (Sgk -15)

II. Luyện tập.

Khảo sát ngữ liệu 2 ( Sgk – 13)

Bài : Tổng quan văn học Việt Nam.

- Nhóm 1:

+, Nhân vật giao tiếp:

. tác giả Sgk (người viết): lứa tuổi cao hơn, có vốn sống, có trình độ hiểu biết cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và gdạy vhọc.

. học sinh lớp 10(người đọc): trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn.

+, Hoàn cảnh giao tiếp: nền gdục quốc dân, trong nhà trường.

- Nhóm 2:

+, Nội dung giao tiếp: đề tài Tổng quan VHVN, gồm những vấn đề cơ bản:

. Các bộ phận hơp thành của VHVN.

. Quá trình phát triển của VH viết VN.

. Con người VN qua VH.

+, Mục đích giao tiếp :

. Người viết : trình bày 1 cách tổng quan 1 số vấn đề cơ bản về VHVN cho hs lớp 10.

. Người đọc : tiếp nhậnvà lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN, rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng vhọc,..

- Nhóm 3 :

+, Phương tiện và cách thức giao tiếp :

. Thuật ngữ vhọc.

. Các câu văn mang đặc điểm của vbản khoa học : cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần… nhưng mạch lạc, chặt chẽ.

. Kết cấu vbản : mạch lạc, rõ ràng, có hệ thống đề mục lớn nhỏ.

HS lần lượt phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp trong bài ca dao :

- Nhân vật giao tiếp.

- Hoàn cảnh giao tiếp.

- Nội dung giao tiếp.

- Mục đích giao tiếp.

- Phương tiện và cách thức giao tiếp.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố:

-Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

-Hai quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

-Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

5. Dặn dò

-Nắm vững lí thuyết và hoàn thành bài tập.

-Chuẩn bị bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam.