Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 81. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
- Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:
- Ý thức tự giác thường xuyên có thói quen lập dàn ý trước khi viết bài.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS:SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương phápđối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Sĩ số: ……………………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nỗi sầu muộn triền miên và nỗi nhớ thương đau đáu của người chinh phụ được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Để giúp các em ôn tập, nâng cao kiến thức và kĩ năng lập dàn ý bài văn nghị luận đã học ở THCS. Ngày hôm nay chúng ta học bài “Lập dàn ý bài văn nghị luận”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Tác dụng của việc lập dàn ý - HS đọc SGK (89). - GV hỏi: + Dàn ý là gì? + Dàn ý của bài văn nghị luận là gì? + Tác dụng của việc lập dàn ý ? + Trình bày mô hình của dàn bài ? GV hướng dẫn HStìm hiểu cách lập dàn ý bài băn nghị luận. - GV yêu cầu: + Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì?. + Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào? + Sách là gì?. + Sách có tác dụng như thế nào? + Thái độ đối với sách như thế nào? - GV hướng dẫn:Xác định luận cứ cho các luận điểm, hãy lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Đối với luận điểm 1: Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực nào của con người? Sách phản ánh, lưu giữ những thành tựu gì của nhân loại? sách có chịu ảnh hưởng của thời gian và không gian không? + Luận điểm 2: sách đem lại cho con người những hiểu biết gì về tự nhiên và xã hội? Sách có tác dụng như thế nào với cuộc sống riêng tư và quá trình tự hoàn thiện mình? +Luận điểm 3: Thái độ bản thân đối với các loại sách? Đọc sách ntn là tốt nhất? Chia HS thành các nhóm và thảo luận, trả lời các câu hỏi trên. GV lần lượt chuẩn xác kiến thức. - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách lập dàn ý. HS trình bày, GV chuẩn xác, sơ đồ. HS thực hiện, đọc ghi nhớ SGK (91) Hoạt động 3: Hoạt động thực hành GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK. HS thảo luận nhóm cặp, thực hành bài tập 1 (91), trình bày. |
I. Tác dụng của lập dàn ý: - Lập dàn ý là khâu trung gian giữa đề bài và bài viết. Nhờ khâu này mà luận đề bước đầu được cụ thể hoá thành một hệ thống những ý lớn, ý nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung. -Nói cách khác, dàn ý là cái sườn mà người viết dựa vào để định hướng về nội dung, tránh được tình trạng xa đề, lạc đề. -Ngoài ra, dàn ý còn giúp người viết phân bố thời gian hợp lí trong quá trình làm bài. - Mô hình: (1) Đề bài- (2) Dàn ý- (3) BV trong đó. (1)-Cái cho trước, mang tính bắt buộc. (2)-Dàn ý:cái tựxây dựng, mang tính sáng tạo, tuỳ thuộc vào trình độ, sở thích, kỹ năng của mỗi cá nhân. (3) Bài viết: Sản phẩm ngôn ngữ cụ thể, hoàn chỉnh lập dàn ý, khả năng vận dụng tri thức và kỹ năng ... của người viết. II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận: Đề bài: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M.Gorki có viết “Sách mở rộng ... chân trời mới”. Hãy giới thiệu và bình luận ý kiến trên. 1.Tìm ý cho bài văn. a. Xác định luận đề: - Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người, giúp con người trưởng thành về mặt nhận thức. - Đây là một luận đề (ý lớn của đề) đúng đắn. b. Xác định luận điểm: - Sách là sản tinh thầnkì diệu của con người bởi nó ghi lại những hiểu biết về thời gian tn, xã hội đã được loài người tích luỹ hàng ngàn năm. + Tác dụng thái độ:Sách mở mang sự hiểu biết cho con người về thời gian tự nhiên và xã hội, “mách bảo” cho con người những kinh nghiệm ứng xử với môi trường thiên nhiên, xã hội (mỗi quan hệ trong con người với con người). c. Xác định luận cứ: * Luận điểm 1: - Sách là sản phẩm tinh thần của con người, “phản ánh lưu giữ những thành tựu về khoa học và kinh nghiệm sống của nhân loại”. - Sách là phương tiện có thể giúp ta vượt qua không gian và thời gian. *Luận điểm 2: - Sách giúp ta nhận biết được các sinh vật, hiện tượng ấy trong tự nhiên và xã hội. - Sách giúp ta nhận thức được các sinh vật, hiện tượng ấy trong tự nhiên và xã hội. - Sách giúp ta nâng cao nhận thức về bản thân, để ta biết đối nhân xử thế hài hoà hơn. *Luận điểm 3: - Phải biết chọn lựa sách tốt, loại bỏ sách xấu. – Đọc sách phải có suy nghĩ. 3. Tìm hiểu cách lập dàn ý : a. Mở bài: - Nêu luận đề (trực tiếp hoặc gián tiếp) b.Thân bài: - Trình bày luận điểm 1: Luận cứ a. Luận cứ b - Trình bày luận điểm 2: luận cứ a. Luận cứ b c. Kết bài: khẳng định vai trò và tác dụng của sách đối với con người. * Ghi nhớ: SGK(91) III. Luyện tập Bài tập 1(91) a. Có thể bổ sung 1 số ý còn thiếu. - Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người. - Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện phấn đấu để có cả tài lần đức. b. Lập dàn ý cho bài văn: - Mở bài: + Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Định hướng từ ngữ của bài viết. - Thân bài: + Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. - Kết bài: Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện phấn đấu để có cả tài lẫn đức. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
5. Dặn dò:
- Hoàn chỉnh bài tập 1(91)
- Làm bài tập 2 (91).
- Lập dàn ý cho các đề bài sau:
+ Đề 1: Suy nghĩ của anh/chị về “Hạnh phúc”.
+ Đề 2: Bàn về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống
- Chuẩn bị bài : “Truyện Kiều” (Phần một. Tác giả).