Rô-mê-ô là con trai của dòng họ:
Rô-mê-ô là con trai của dòng họ Môn-ta-ghiu.
Giu-li-ét là con gái của dòng họ:
Giu-li-ét là con gái của dòng họ Ca-piu-lét.
Nội dung sau đúng hay sai?
“Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bi ngăn cản bởi mối hận thù sâu sắc giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-let.”
- Đúng
- Hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-let có mối thù truyền kiếp. Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc gặp gỡ.
Đáp án nào không phải là hình ành Rô-mê-ô dùng để miêu tả vẻ đẹp của Giu-li-ét
- Trong đôi mắt của kẻ đang yêu, vẻ đẹp người yêu mình là tuyệt vời nhất. Rô-mê-ô đã so sánh vẻ đẹp của Giu-li-ét với những vẻ đẹp tinh tú nhất của thiên nhiên:
+ “Chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về”
+ “Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú ấy phải hổ ngươi, như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng”
+ “Còn cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang và tưởng là đêm đã tàn”
Những chi tiết nào chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch?
Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô - mê - ô và Giu - li - ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:
- Xuất hiện 3 lần trong lời thoại của Rô-mê-ô:
+ Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa.
+ Tôi thù ghét cái tên tôi.
+ Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu.
- Xuất hiện 4 lần trong lời thoại của Giu-li-et:
+ Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi.
+ Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.
+ Nơi tử địa, họ mà bắt gặp anh.
+ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây.
Biện pháp nghệ thuật chính được tác giả Sếch-xpia sử dụng trong lời thoại đầu của Rô-mê-ô:
“Ừ nếu mắt nàng lên thay cho sao, và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ? Vẻ đẹp rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú ấy phải hổ ngươi, như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng; còn cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang và tưởng là đêm đã tàn”.
Nghệ thuật so sánh liên tưởng với nhiều hình ảnh độc đáo, tác giả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì có thể ngăn cản được tình cảm của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét.
Lời thoại sau của Rô-mê-ô thể hiện tình cảm gì ở nhân vật này?
“Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”.
- Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa
=> Rô-mê-ô sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình để đến với tình yêu.
Câu thoại “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây” của Giu-li-ét trích trong Tình yêu và thù hận thể hiện điều gì?
“Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây” thể hiện Giu-li-ét tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, trái tim nàng đã hoàn toàn hướng về Rô-mê-ô.
Nội dung sau về đoạn trích Tình yêu và thù hận đúng hay sai?
“Thù hận không chỉ xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà còn chi phối suy nghĩ, hành động của các nhân vật”
- Sai
- Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải động lực chi phối hành động của các nhân vật. Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét
- Tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền thù hận, thù hận bị đẩy lùi chỉ còn lại tình người, tình đời.
Mâu thuẫn chính trong đoạn trích Tình yêu và thù hận:
Mâu thuẫn giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-pu-lét.