Chính quyền tay sai bắt người dân phải đi xem môn thể thao nào?
Chính quyền tay sai bắt nhân dân đi cổ vũ đá bóng.
Tình huống truyện của truyện ngắn Tinh thần thể dục là:
Tình huống truyện độc đáo đã thể hiện được mâu thuẫn, tính trào phúng giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do Pháp đề ra.
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện Tinh thần thể dục là mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến với ước mong của nhân dân, giữa sự lùng sục ráo riết của thực dân với sự trốn tránh đến cùng cực của nhân dân.
Nội dung trên đúng hay sai?
- Đúng
- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện Tinh thần thể dục là mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến với ước mong của nhân dân, giữa sự lùng sục ráo riết của thực dân với sự trốn tránh đến cùng cực của nhân dân.
Lời thoại sau là của nhân vật nào trong truyện ngắn Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan?
“Đối với ông nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói”
Lời thoại trên là của anh Mịch van xin ông lí không đi xem đá bóng.
Vì sao anh Mịch lại van xin ông lí tha cho không phải đi xem đá bóng?
Anh Mịch van xin ông lí tha cho không phải đi xem đá bóng bởi anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông nghị.
Lời thoại sau là của nhân vật nào trong truyện ngắn Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan?
“- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội”
Lời thoại trên là của bác Phô gái xin ông lí tha cho chồng không phải đi xem đá bóng.
Vì sao bác Phô gái lại van xin ông lí tha cho chồng không phải đi xem đá bóng?
Vì chồng bác Phô gái bị ốm “chưa cắt cơn”.
Nhân vật nào trong truyện Tinh thần thể dục đã đút lót cho ông lí ba hào để không phải đi xem đá bóng?
Bà cụ Phó Bính đã đút lót cho ông lí ba hào để con bà không phải đi xem đá bóng. Đây cũng chính là dịp để bọn chức dịch kì hào như ông lí “đục nước béo cò”.
Vì sao Thằng Cò phải van xin để không bị bắt đi xem đá bóng?
Thằng Cò ôm con trốn trong đống rơm cũng bị lôi ra. Anh van xin: Tôi đi thì mất cả ngày, mà mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói; Mấy lị tôi không mượn đâu được quần áo.
Qua truyện ngắn Tinh thần thể dục, tác giả Nguyễn Công Hoan đã bày tỏ thái độ gì?
Nguyễn Công Hoan đã chĩa tiếng cười châm biếm, đả kích bọn thực dân và phong kiến tay sai. Mặt khác, tác giả bày tỏ sự cảm thông, chia sẽ với nỗi khổ của người dân nghèo, nạn nhân của phong trào thể dục.