“Tam Nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?
Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ
Tên hiệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là:
Nguyễn Khuyễn ( 1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn.
Địa danh nào sau đây là quê của Nguyễn Khuyến?
Nguyễn Khuyến lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội tại làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam.
Người đời đánh giá cao Nguyễn Khuyến ở những khía cạnh nào sau đây?
Nguyễn Khuyến là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp. Vì vậy, ông được người đời rất kính trọng, đề cao.
Tác phẩm nào dưới đây là của Nguyễn Khuyến?
- Quế Sơn thi tập (Nguyễn Khuyến)
- Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)
Nhận xét sau đây về tập thơ Quế sơn thi tập đúng hay sai?
“Quế Sơn thi tập khoảng 100 bài thơ chữ Hán và 200 bài thơ chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau”
- Sai
- Quế Sơn thi tập khoảng 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có cả bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra bằng tiếng Việt, hoặc ngược lại, ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều rất khó xác định vì nó rất điêu luyện”
Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến là nhà thơ:
Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là nhà thơ trữ tình. Còn trong chữ Hán thì hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói trên cả hai lĩnh vực Nguyễn Khuyến đều thành công
Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến?
Dành hẳn một đề tài để nói về người vợ của mình bao gồm thơ, văn tế, câu đối
Nhà thơ viết về phụ nữ, tình yêu đôi lứa
Dành hẳn một đề tài để nói về người vợ của mình bao gồm thơ, văn tế, câu đối
Nhà thơ viết về phụ nữ, tình yêu đôi lứa
Dành hẳn một đề tài để nói về người vợ của mình bao gồm thơ, văn tế, câu đối
Nhà thơ viết về phụ nữ, tình yêu đôi lứa
- Tú Xương dành hẳn một đề tài viết về vợ của mình bao gồm thơ, văn tế, câu đối
- Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ
Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?
- Ý kiến trên đúng
- Chứng minh qua ba bài thơ viết về mùa thu: Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh.
Từ nhiều bài thơ cúa Nguyễn Khuyến hiện lên hình ảnh những làng quê đồng bằng Bắc Bộ yên ả, thơ mộng mà ông từng thiết tha gắn bó. Viết chùm ba bài thơ về mùa thu, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ nguồn cảm hứng dồi dào với mùa thu, với quê hương. Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến miêu tả, cảm nhận mùa thu ở một không gian, thời gian không giống nhau nhưng tất cả đó đều là những cảnh vật rất thật của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây, không hề có những ước lệ vốn đã thành quen thuộc trong thơ cổ. Một bầu trời xanh ngắt, ao thu trong veo, một cần trúc hắt hiu trong gió, một ngõ xóm quanh co, mấy gian nhà tranh mái rạ, một hàng giậu phất phơ bóng khói ban chiều... đó đều là những cảnh rất thân thuộc của làng quê Việt Nam. Nó yên ả thanh bình như vốn có tự ngàn đời chứ chưa hề động gót giày của quân xâm lược Pháp. Nó gợi trong ta cái tình quê, hồn quê sâu thẳm. Thi nhân đã cảm nhận những vẻ đẹp ấy của làng quê bằng tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn hậu và vô cùng tinh tế.
Tích vào đáp án không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?
Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.
Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.
Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.
- Thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế là phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương.
- Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là phong cách nghệ thuật của Tú Xương.