Khánh có $45$ cái kẹo. Khánh cho Linh \(\dfrac{2}{3}\) số kẹo đó. Hỏi Khánh cho Linh bao nhiêu cái kẹo?
Khánh cho Linh số kẹo là:
\(45.\dfrac{2}{3} = 30\) (cái kẹo)
Vậy Khánh cho Linh \(30\) cái kẹo.
Biết \(\dfrac{3}{5}\) số học sinh giỏi của lớp $6A$ là $12$ học sinh. Hỏi lớp $6A$ có bao nhiêu học sinh giỏi?
Lớp \(6A\) có số học sinh giỏi là:
\(12:\dfrac{3}{5} = 20\) (học sinh giỏi)
Vậy lớp \(6A\) có \(20\) học sinh giỏi.
Tìm chiều dài của một đoạn đường, biết rằng \(\dfrac{4}{7}\) đoạn đường đó dài $40{\rm{ }}km.$
Chiều dài đoạn đường đó là:
\(40:\dfrac{4}{7} = 70\left( {km} \right)\)
Vậy chiều dài đoạn đường là \(70km\)
Có tất cả $840kg$ gạo gồm ba loại: \(\dfrac{1}{6}\) số đó là gạo tám thơm, \(\dfrac{3}{8}\) số đó là gạo nếp, còn lại là gạo tẻ. Tính số gạo tẻ.
Có số gạo tám thơm là: \(840.\dfrac{1}{6} = 140\left( {kg} \right)\)
Có số gạo nếp là: \(840.\dfrac{3}{8} = 315\left( {kg} \right)\)
Có số gạo tẻ là: \(840 - 140 - 315 = 385\left( {kg} \right)\)
Vậy số gạo tẻ là \(385kg\)
Một hình chữ nhật có chiều dài là $20cm,$ chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{5}\) chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Chiều rộng hình chữ nhật là: \(20.\dfrac{2}{5} = 8\left( {cm} \right)\)
Diện tích hình chữ nhật là: \(20.8 = 160\left( {c{m^2}} \right)\)
Vậy diện tích hình chữ nhật là \(160c{m^2}\)
Một cửa hàng có hai thùng dầu. Biết \(\dfrac{2}{3}\) số dầu ở thùng thứ nhất là $28$ lít dầu, \(\dfrac{4}{5}\) số dầu ở thùng thứ hai là $48$ lít dầu. Hỏi cả hai thùng dầu có tất cả bao nhiêu lít dầu?
Số dầu ở thùng thứ nhất là: \(28:\dfrac{2}{3} = 42\left( l \right)\)
Số dầu ở thùng thứ hai là: \(48:\dfrac{4}{5} = 60\left( l \right)\)
Cả hai thùng có số lít dầu là: \(42 + 60 = 102\left( l \right)\)
Trong rổ có $50$ quả cam. Số táo bằng \(\dfrac{9}{{10}}\) số cam và số cam bằng \(\dfrac{{10}}{{11}}\) số xoài. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả cam, táo và xoài?
Trong rổ có số quả táo là: \(50.\dfrac{9}{{10}} = 45\) (quả)
Trong rổ có số quả xoài là: \(50:\dfrac{{10}}{{11}} = 55\) (quả)
Trong rổ có tất cả số quả táo, cam và xoài là: \(50 + 45 + 55 = 150\) (quả)
Một cửa hàng nhập về $42{\rm{ }}kg$ bột mì. Cửa hàng đã bán hết \(\dfrac{5}{7}\) số bột mì đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam bột mì?
Số \(kg\) bột mì đã bán là: \(42.\dfrac{5}{7} = 30\left( {kg} \right)\)
Số \(kg\) bột mì còn lại là: \(42 - 30 = 12\left( {kg} \right)\)
Hùng có một số tiền, Hùng đã tiêu hết $57000$ đồng. Như vậy, số tiền đã tiêu bằng \(\dfrac{3}{4}\) số tiền còn lại. Hỏi lúc đầu Hùng có bao nhiêu tiền?
Số tiền còn lại sau khi Hùng đã tiêu là: \(57000:\dfrac{3}{4} = 76000\) (đồng)
Số tiền lúc đầu Hùng có là: \(57000 + 76000 = 133000\) (đồng)
Lớp $6A$ có $24$ học sinh nam. Số học sinh nam bằng \(\dfrac{4}{5}\) số học sinh cả lớp. Hỏi lớp $6A$ có bao nhiêu học sinh nữ?
Lớp $6A$ có số học sinh là: \(24:\dfrac{4}{5} = 30\) (học sinh)
Lớp $6A$ có số học sinh nữ là: \(30 - 24 = 6\) (học sinh)
Tìm diện tích của một hình chữ nhật, biết rằng \(\dfrac{3}{8}\) chiều dài là $12cm,$ \(\dfrac{2}{3}\) chiều rộng là $12cm.$
Chiều dài của hình chữ nhật đó là: \(12:\dfrac{3}{8} = 32\left( {cm} \right)\)
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là: \(12:\dfrac{2}{3} = 18\left( {cm} \right)\)
Diện tích của hình chữ nhật đó là: \(32.18 = 576\left( {c{m^2}} \right)\)
Hiện nay tuổi anh bằng \(\dfrac{2}{5}\) tuổi bố và bằng \(\dfrac{4}{3}\) tuổi em. Tính tổng số tuổi của hai anh em, biết rằng hiện nay bố $40\;$tuổi.
Hiện nay anh có số tuổi là: \(\dfrac{2}{5}.40 = 16\) (tuổi)
Hiện nay em có số tuổi là: \(16:\dfrac{4}{3} = 12\) (tuổi)
Tổng số tuổi của hai anh em là: \(16 + 12 = 28\) (tuổi)
Vậy tổng số tuổi của hai anh em là \(28\) tuổi
Hai đám ruộng thu hoạch tất cả \(990kg\) thóc. Biết rằng \(\dfrac{2}{3}\) số thóc thu hoạch ở ruộng thứ nhất bằng \(\dfrac{4}{5}\) số thóc thu hoạch ở ruộng thứ hai. Hỏi đám ruộng thứ hai thu hoạch bao nhiêu thóc?
Tỉ số số thóc thu được của đám thứ nhất với đám thứ hai là: \(\dfrac{4}{5}:\dfrac{2}{3} = \dfrac{6}{5}\)
Tổng số phần bằng nhau là: \(6 + 5 = 11\) (phần)
Số thóc thu được của đám thứ hai là: \(990:11.5 = 450\left( {kg} \right)\)
Vậy đám thứ hai thu được \(450kg\)
Một đội công nhân sửa một đoạn đường trong ba ngày: ngày thứ nhất sửa \(\dfrac{5}{9}\) đoạn đường, ngày thứ hai sửa \(\dfrac{1}{4}\) đoạn đường. Ngày thứ ba đội sửa nốt $7m$ còn lại. Hỏi đoạn đường dài bao nhiêu mét?
Số phần mét đường đội sửa trong ngày thứ ba là:
\(1 - \dfrac{5}{9} - \dfrac{1}{4} = \dfrac{7}{{36}}\) (đoạn đường)
Đoạn đường đó dài là: \(7:\dfrac{7}{{36}} = 36\left( m \right)\)
Vậy đoạn đường dài \(36m\)
Một người mang một số trứng ra chợ bán. Buổi sáng bán được \(\dfrac{3}{5}\) số trứng mang đi. Buổi chiều bán thêm được $39$ quả. Lúc về còn lại số trứng bằng \(\dfrac{1}{8}\) số trứng đã bán. Hỏi người đó mang tất cả bao nhiêu quả trứng đi bán?
Vì số trứng còn lại bằng \(\dfrac{1}{8}\) số trứng đã bán nên:
Số trứng còn lại bằng \(\dfrac{1}{{1 + 8}} = \dfrac{1}{9}\) tổng số trứng
Số trứng đã bán bằng \(1 - \dfrac{1}{9} = \dfrac{8}{9}\) tổng số trứng
\(39\) quả trứng ứng với: \(\dfrac{8}{9} - \dfrac{3}{5} = \dfrac{{13}}{{45}}\) (tổng số trứng)
Số trứng người đó mang đi bán là: \(39:\dfrac{{13}}{{45}} = 135\)(quả)
Vậy người đó mang đi \(135\) quả trứng.
Tổng số đo chiều dài của ba tấm vải là \(224m.\) Nếu cắt \(\dfrac{3}{7}\) tấm vải thứ nhất, \(\dfrac{1}{5}\) tấm vải thứ hai và \(\dfrac{2}{5}\) tấm vải thứ ba thì phần còn lại của ba tấm vải bằng nhau. Tính chiều dài tấm vải thứ nhất.
Phân số chỉ số vải còn lại của tấm thứ 1 là: \(1 - \dfrac{3}{7} = \dfrac{4}{7}\) (tấm thứ nhất)
Phân số chỉ số vải còn lại của tấm thứ 2 là: \(1 - \dfrac{1}{5} = \dfrac{4}{5}\) (tấm thứ hai)
Phân số chỉ số vải còn lại của tấm thứ 3 là: \(1 - \dfrac{2}{5} = \dfrac{3}{5}\) (tấm thứ ba)
Tỉ số giữa số mét vải tấm thứ hai và thứ nhất là: \(\dfrac{4}{7}:\dfrac{4}{5} = \dfrac{5}{7}\)
Tỉ số giữa số mét vải tấm thứ ba và thứ nhất là: \(\dfrac{4}{7}:\dfrac{3}{5} = \dfrac{{20}}{{21}}\)
\(224m\) vải ứng với số phần tấm thứ nhất là: \(1 + \dfrac{5}{7} + \dfrac{{20}}{{21}} = \dfrac{8}{3}\)
Tấm thứ nhất dài là: \(224:\dfrac{8}{3} = 84\left( m \right)\)
Vậy tấm thứ nhất dài \(84m.\)
Số sách ở ngăn A bằng \(\dfrac{2}{3}\) số sách ở ngăn B. Nếu chuyển \(3\) quyển từ ngăn A sang ngăn B thì số sách ở ngăn A bằng \(\dfrac{3}{7}\) số sách ở ngăn B. Tìm số sách lúc đầu ở ngăn B.
Tổng số sách ở hai ngăn không đổi khi ta chuyển \(3\) quyển từ ngăn A sang ngăn B.
Lúc đầu, số sách ở ngăn A bằng \(\dfrac{2}{{2 + 3}} = \dfrac{2}{5}\) (tổng số sách ở cả hai ngăn).
Sau khi chuyển \(3\) quyển từ ngăn A sang ngăn B thì số sách ở ngăn A bằng \(\dfrac{3}{{7 + 3}} = \dfrac{3}{{10}}\) (tổng số sách ở cả hai ngăn).
\(3\) quyển sách bằng \(\dfrac{2}{5} - \dfrac{3}{{10}} = \dfrac{1}{{10}}\) (tổng số sách ở cả hai ngăn).
Vậy tổng số sách ở cả hai ngăn là: \(3:\dfrac{1}{{10}} = 30\) (quyển).
Số sách lúc đầu ở ngăn A là: \(\dfrac{2}{5}.30 = 12\) (quyển)
Số sách lúc đầu ở ngăn B là: \(30 - 12 = 18\) (quyển).
Số thỏ ở chuồng A bằng \(\dfrac{2}{5}\) tổng số thỏ ở cả hai chuồng A và B. Sau khi bán 3 con ở chuồng A thì số thỏ ở chuồng A bằng \(\dfrac{1}{3}\) tổng số thỏ ở hai chuồng lúc đầu. Tính số thỏ lúc đầu ở chuồng B.
Lúc đầu, số thỏ ở chuồng A bằng \(\dfrac{2}{5}\) số thỏ ở cả hai chuồng, sau khi bán \(3\) con ở chuồng A thì số thỏ ở chuồng A bằng \(\dfrac{1}{3}\) tổng số thỏ ở hai chuồng lúc đầu.
Vậy \(3\) con ứng với \(\dfrac{2}{5} - \dfrac{1}{3} = \dfrac{1}{{15}}\) (tổng số thỏ hai chuồng lúc đầu).
Tổng số thỏ của hai chuồng lúc đầu là: \(3:\dfrac{1}{{15}} = 45\) (con).
Số thỏ ở chuồng A là: \(\dfrac{2}{5}.45 = 18\) (con).
Số thỏ ở chuồng B là: \(45 - 18 = 27\) (con).
Bạn Thu đọc một cuốn sách trong \(4\) ngày. Ngày thứ nhất Thu đọc được \(\dfrac{1}{5}\) cuốn sách và \(10\) trang. Ngày thứ hai, Thu đọc được \(\dfrac{4}{9}\) số trang còn lại và \(10\) trang. Ngày thứ ba, Thu đọc được \(\dfrac{2}{7}\) số trang còn lại và \(10\) trang. Ngày thứ tư, Thu đọc được \(\dfrac{8}{9}\) số trang còn lại và \(10\) trang cuối cùng. Hỏi cuốn sách Thu đã đọc có bao nhiêu trang?
\(10\) trang là: \(\left( {1 - \dfrac{8}{9}} \right) = \dfrac{1}{9}\) số trang đọc trong ngày thứ tư.
Vậy số trang sách còn lại sau ngày thứ ba là: \(10:\dfrac{1}{9} = 90\) (trang).
\(\left( {90 + 10} \right) = 100\) trang là: \(\left( {1 - \dfrac{2}{7}} \right) = \dfrac{5}{7}\) số trang sách còn lại sau ngày thứ hai.
Vậy số trang sách còn lại sau ngày thứ hai là: \(100:\dfrac{5}{7} = 140\) (trang).
\(\left( {140 + 10} \right) = 150\) trang là: \(\left( {1 - \dfrac{4}{9}} \right) = \dfrac{5}{9}\) số trang sách còn lại sau ngày thứ nhất.
Vậy số trang sách còn lại sau ngày thứ nhất là: \(150:\dfrac{5}{9} = 270\) (trang).
\(\left( {270 + 10} \right) = 280\) trang là \(\left( {1 - \dfrac{1}{5}} \right) = \dfrac{4}{5}\) số trang của cả cuốn sách.
Số trang của cả cuốn sách Thu đọc là: \(280:\dfrac{4}{5} = 350\) (trang).
Vậy cuốn sách Thu đọc có \(350\) trang.
Bạn Thanh rót sữa từ một hộp giấy đựng đầy sữa vào cốc được 180 ml để uống. Bạn Thanh ước tính sữa trong hộp còn \(\dfrac{4}{5}\) dung tích của hộp. Vậy dung tích hộp sữa là
ml
Bạn Thanh rót sữa từ một hộp giấy đựng đầy sữa vào cốc được 180 ml để uống. Bạn Thanh ước tính sữa trong hộp còn \(\dfrac{4}{5}\) dung tích của hộp. Vậy dung tích hộp sữa là
ml
Vì sữa trong hộp còn \(\dfrac{4}{5}\) dung tích của hộp nên 180 ml sữa đã rót chiếm:
\(\;1 - \dfrac{4}{5}\; = \;\dfrac{1}{5}\) dung tích.
Dung tích hộp sữa là \(180:\dfrac{1}{5}\; = 900\) ml
Đáp số: 900 ml