Tìm một số biết \(\dfrac{3}{5}\% \) của nó bằng $0,3.$
Đổi \(\dfrac{3}{5}\% = \dfrac{3}{5}:100 = \dfrac{3}{{500}}\)
Số đó là: \(0,3:\dfrac{3}{{500}} = \dfrac{3}{{10}}.\dfrac{{500}}{3} = 50\)
Vậy số cần tìm là \(50\)
Một cửa hàng bán tạp hóa cả ngày bán được $7440000$ đồng. Nếu tiền bán được tăng thêm $400000$ đồng thì tiền lãi sẽ là $1640000$ đồng. Hỏi tiền lãi thực sự bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?
A. \(20\% \)
A. \(20\% \)
A. \(20\% \)
Tiền lãi thực sự cửa hàng thu được là:
$1640000 - 400000 = 1240000$ (đồng)
Tiền vốn là:
$7440000 - 1240000 = 6200000$ (đồng)
Tỉ số phần trăm của tiền lãi so với tiền vốn là:
\(1240000:6200000 = 0,2 = 20\% \)
Đáp số: \(20\%\).
Tỉ số giữa học sinh nam và học sinh nữ là $80\% .$ Tìm số học sinh nam, biết lớp $6A$ có $36$ học sinh?
Đổi \(80\% = \dfrac{4}{5}\), tức là số học sinh nam bằng \(\dfrac{4}{5}\) số học sinh nữ.
Tổng số phần là: $4 + 5 = 9$ (phần)
Lớp $6A$ có số học sinh nam là: \(36:9.4 = 16\) (học sinh)
Vậy lớp có \(16\) học sinh nam.
Trong các công thức sau, công thức nào đúng?
D. Giá bán = giá vốn + lãi
D. Giá bán = giá vốn + lãi
D. Giá bán = giá vốn + lãi
Ta có các công thức :
+) Giá bán = giá vốn + lãi;
+) Giá vốn = giá bán – lãi;
+) Lãi = giá bán – giá vốn;
+) Giá bán = giá vốn – lỗ.
Vậy công thức đúng là:
Giá bán = giá vốn + lãi.
Một người bỏ ra \(160000\) đồng tiền vốn mua rau, sau khi bán hết số rau người đó người đó thu về \(200000\) đồng. Hỏi tiền lãi bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?
C. \(25\% \)
C. \(25\% \)
C. \(25\% \)
Tiền lãi thu được sau khi bán hết số rau đó là:
\(200000 - 160000 = 40000\) (đồng)
Tỉ số phần trăm giữa tiền lãi và tiền vốn là:
\(40000:160000 = 0,25 = 25\% \)
Đáp số: \(25\% \).
Hiệu của hai số là \(21.\) Biết \(37,5\% \) số lớn bằng \(0,6\) số nhỏ. Hai số đó là
Đổi \(37,5\% = \dfrac{3}{8};0,6 = \dfrac{3}{5}\)
Tỉ số giữa số lớn và số nhỏ là: \(\dfrac{3}{5}:\dfrac{3}{8} = \dfrac{8}{5}\)
Hiệu số phần bằng nhau là: \(8 - 5 = 3\) (phần)
Số lớn là: \(21:3 \times 8 = 56\)
Số nhỏ là: \(56 - 21 = 35\)
Vậy hai số đó là \(56;35\)
Một lớp có chưa đến \(50\) học sinh. Cuối năm có \(30\% \) số học sinh xếp loại giỏi; \(\dfrac{3}{8}\) số học sinh xếp loại khá, còn lại là trung bình. Tính số học sinh trung bình.
Đổi \(30\% = \dfrac{3}{{10}}\)
Vì số học sinh phải là số tự nhiên nên phải chia hết cho \(10\) và \(8\)
\(BCNN\left( {10,8} \right) = 40\) nên số học sinh của lớp là \(40\)
Phân số chỉ số học sinh trung bình là: \(1 - \dfrac{3}{{10}} - \dfrac{3}{8} = \dfrac{{13}}{{40}}\) (số học sinh)
Số học sinh trung bình là: \(40.\dfrac{{13}}{{40}} = 13\) (học sinh)
Vậy lớp có \(13\) học sinh trung bình.
Tỉ số của hai số $a$ và $b$ là $120\% .$ Hiệu của hai số đó là $16.$ Tìm tổng hai số đó.
Đổi \(120\% = \dfrac{{120}}{{100}} = \dfrac{6}{5}\)
Hiệu số phần bằng nhau là: \(6 - 5 = 1\) (phần)
Số lớn là: \(16:1.6 = 96\)
Số bé là: \(16:1.5 = 80\)
Tổng hai số là: \(96 + 80 = 176\)
Một người bán xe đạp được lãi $16\% $ so với giá bán thì được lãi bao nhiêu phần trăm so với giá vốn?
B. \(19,04\% \)
B. \(19,04\% \)
B. \(19,04\% \)
Coi giá bán là \(100\% \) thì tiền lãi sẽ chiếm \(16\% \) giá bán.
Ta có: Giá bán \(=\) giá vốn \(+\) lãi.
Giá vốn chiếm số phần trăm so với giá bán là:
\(100\% - 16\% = 84\% \)
Tiền lãi chiếm số phần trăm so với giá vốn là:
\(16:84 = 0,1904 = 19,04\% \)
Đáp số: \(19,04\% \).
Một cửa hàng bán một tấm vải trong 4 ngày. Ngày thứ nhất bán \(\dfrac{1}{6}\) tấm vải và 5m; ngày thứ hai bán 20% số còn lại và 10m; ngày thứ ba bán 25% số còn lại và 9m; ngày thứ tư bán \(\dfrac{1}{3}\) số vải còn lại. Cuối cùng, tấm vải còn lại \(13m.\) Tính chiều dài tấm vải ban đầu.
Số mét vải của ngày thứ tư khi chưa bán là: \(13:\left( {1 - \dfrac{1}{3}} \right) = \dfrac{{39}}{2}\left( m \right)\)
Số mét vải của ngày thứ ba khi chưa bán là: \(\left( {\dfrac{{39}}{2} + 9} \right):\left( {1 - 25\% } \right) = 38\left( m \right)\)
Số mét vải của ngày thứ hai khi chưa bán là: \(\left( {38 + 10} \right):\left( {1 - 20\% } \right) = 60\left( m \right)\)
Số mét vải của ngày đầu tiên khi chưa bán là: \(\left( {60 + 5} \right):\left( {1 - \dfrac{1}{6}} \right) = 78\left( m \right)\)
Vậy lúc đầu tấm vải dài số mét là: \(78m\).