Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn X và khí Y. Hoà tan chất rắn X trong nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy kết tủa F, hoà tan E trong dung dịch NaOH dư thấy tan 1 phần được dung dịch G.
Dung dịch Z chứa :
Hòa tan chất rắn X vào nước xảy ra phản ứng:
(3) BaO + H2O → Ba(OH)2
(4) Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O
=> dung dịch Z chứa Ba(AlO2)2 và có thể còn Ba(OH)2
+) Nếu dư Ba(OH)2 thì Al2O3 phản ứng hết => kết tủa E chỉ gồm MgO
+) Nếu Ba(OH)2 hết thì Al2O3 còn dư => kết tủa E gồm MgO và Al2O3 dư
Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy kết tủa F
2CO2 + Ba(AlO2)2 + 4H2O → 2Al(OH)3 ↓ + Ba(HCO3)2
Hoà tan E trong dung dịch NaOH dư thấy tan 1 phần được dung dịch G => trong E chứa cả Al2O3
Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O
=> hỗn hợp E chứa MgO và Al2O3 dư
dung dịch Z chỉ chứa Ba(AlO2)2
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn X và khí Y. Hoà tan chất rắn X trong nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy kết tủa F, hoà tan E trong dung dịch NaOH dư thấy tan 1 phần được dung dịch G.
Kết tủa F là :
kết tủa F là Al(OH)3
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn X và khí Y. Hoà tan chất rắn X trong nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy kết tủa F, hoà tan E trong dung dịch NaOH dư thấy tan 1 phần được dung dịch G.
Trong dung dịch G chứa:
Trong dung dịch G chứa NaOH dư và NaAlO2.
Tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 gam H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.
H2SO4 + 2NaHCO3 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
98 gam → 2.22,4 lít
980 gam → $\frac{{980.2.22,4}}{{98}}$ = 448 lít
Vậy thể tích CO2 tạo thành là 448 lít
Hãy xác định công thức hóa học của muối natri cacbonat ngậm nước biết rằng khi nung 3,1 gam tinh thể này đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là 2,65 gam
Đặt CTPT của muối cacbonat ngậm nước là: x.Na2CO3.yH2O
Khi nung thu được muối khan:
x.Na2CO3.yH2O $\xrightarrow{{{t^o}}}$ xNa2CO3 + yH2O
Chất rắn có khối lượng 2,65 gam là Na2CO3 => ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = \frac{{2,65}}{{106}} = 0,025\,mol$
Bảo toàn khối lượng: mtinh thể $ = {m_{{H_2}O}} + {m_{N{a_2}C{O_3}}}$
=> ${m_{{H_2}O}} = 3,1-2,65 = 0,45{\text{ }}gam\,\, = > {n_{{H_2}O}} = 0,025\,mol$
Tỉ lệ x : y = $\frac{{{n_{N{a_2}C{O_3}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{{0,025}}{{0,025}} = 1:1$
Vậy CTPT của muối cacbonat ngậm nước là Na2CO3.H2O