I. Khổ 1 - Mùa hoa mận với những niềm vui của người trẻ.
- Hình ảnh Cành mận bung trắng muốt xuyên suốt cả bài thơ, trong câu thơ đầu tiên của khổ 1: hình ảnh đẹp, đặc trưng gợi nhớ gợi thương trong lòng người xa quê
- Hình ảnh trẻ con: con trai háo hức chơi cù, con gái rộn ràng khăn áo, trẻ con vui đùa với những niềm vui thơ ngây, những ước mơ con trẻ dưới cảnh hoa mận: vui vẻ, hồn nhiên
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…
+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.
+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…
→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
- Tâm trạng: nhớ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, những khung cảnh đẹp gần gũi, quen thuộc, vui tươi.
II. Khổ 2 - Mùa hoa mận như những tín hiệu nhắc nhở người già, cha mẹ với công việc của mình
- Hình ảnh thiên nhiên hoa mận: dấu hiệu của mùa xuân, loại hoa đặc trưng ở miền Tây Bắc, nó trở nên rất đỗi quen thuộc, gần gũi với người dân ở nơi đây.
- Hình ảnh con người: Mẹ chuẩn bị lá, gạo; cha chuẩn bị căng nỏ; người già làm đu.
=> Gia đình đầy đủ mẹ cha và người già, mỗi người một công việc, hối hả, bộn bề lo cho tổ ấm của mình.
- Biện pháp nghệ thuật: Điệp từ "giục" mang màu sắc nhân hóa đứng ở đầu các dòng thơ vừa nhấn mạnh và vừa gợi không khí náo nức,vừa gợi niềm vui rộn ràng trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày; vừa gợi sự gần gũi, thân thiết, gắn bó giữa thiên nhiên và cuộc sống con người. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên, con người tuyệt đẹp.
- Tâm trạng: nhớ da diết quê hương, cuộc sống gia đình đầm ấm.
III. Khổ 3 - Mùa hoa mận với những cảm xúc của người đi xa quê
- Hình ảnh "Cành mận bung cánh muốt": tô đậm cảm xúc chủ đạo của bài thơ, là tín hiệu đặc trưng của mùa xuân Tây Bắc và cũng là nốt nhấn cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Không gian gần gũi, ấm áp mang đậm hương vị Tây Bắc hiện lên qua các hình ảnh: nhà ủ nếp hương; lửa hồng trong bếp.
- Biện pháp nhân hóa nhà "ủ" và lửa hồng "nở hoa": không gian núi rừng gần gũi, ấm áp.
- Nỗi nhớ của người đi xa: Người đi xa luôn nhớ da diết về quê hương và hoa mận như dẫn lối họ trở về với quê hương.
- Dòng thơ cuối kết thúc bằng dấu ba chấm để thể hiện tâm tư, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả. "Lối trở về" ở đây là con đường trở về quê hương, nơi mà người con luôn hướng về.