I. Khổ 1 - Khung cảnh thiên nhiên
- Không gian:
- Thời gian: sáng nay.
- Hình ảnh hoa tràm: e ấp, hương tỏa bay cũng chính là hình bóng em gửi lại còn vương vấn, ngây ngất, nồng nàn trong không gian khiến anh nhớ thương, say đắm.
- Câu hỏi tu từ: Em gởi gì…
-> Cái đắm say ấy cũng mới chỉ là bước khởi đầu của một chuỗi diễn biến tâm trạng của "anh". Nó mới chỉ là cái đắm say của cảnh, của lá tràm, bóng tràm thực tại.
II. Khổ 2 - Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau
- Nhấn mạnh những trở ngại, khoảng cách về:
+ Không gian: đi đâu.
+ Thời gian: xa cách bao lâu.
+ Quy luật thay đổi của tạo hóa: gió mây kia đổi hướng thay màu.
+ Sự lỗi nhịp của trái tim, lỗi hẹn của tình yêu vì một điều gì đó: trái tim em không trao anh nữa.
- Hiện thực thật phũ phàng, đau đớn nhưng cũng sẽ không là gì trước điểm tựa tinh thần kì diệu – "thoáng hương tràm".
- Quan hệ tương phản giữa 3 dòng đầu và câu thơ cuối khiến "thoáng hương tràm" trở thành kết nối kì diệu trong tình yêu, khiến anh và em vẫn cứ "bên nhau" bất chấp xa cách, chia lìa.
- Hình ảnh "thoáng hương tràm": hóa thành cầu nối trong tâm tưởng, vượt không gian, thời gian, vượt thực tế "khi trái tim em không trao anh nữa" để kết nối.
+ Nối xa thành gần.
+ Nối "anh" với "em" thành "ta".
+ Biến đổi thay, xa cách, phai bạc thành gắn kết, vĩnh viễn.
III. Khổ 3 - Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm
- Ẩn dụ: "Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu".
+ Điệp từ: thổi
+ Dấu phẩy ngăn cách dòng thơ.
-> Tâm trạng hụt hẫng, cô đơn, trống vắng nối dài theo ngọn gió hun hút, mênh mông.
-> Sự đồng điệu trong nỗi nhớ của "anh" về "em" với hình ảnh ngọn gió thổi dài xa mãi.
=> Chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng…
IV. Khổ 4 - Hương tràm trong tâm trí con người
- Diễn đạt trùng điệp và tăng tiến:
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh ngát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao.
=> Nhấn mạnh sự hiện diện của em trong thực tại và tâm tưởng: Em là bóng tràm. Em là mắt lá tràm. Em là hương tràm. Và vì thế cho nên rất dễ hiểu vì sao trong bốn khổ thơ, khổ nào cũng gió tràm, cũng mây tràm, cũng hương tràm, lá tràm… Và vì thế cho nên "Đi trong hương tràm" chính là đi trong tình em! Đi trong nỗi nhớ và tình yêu em tha thiết.