I. Khái niệm Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện là dùng ngôn ngữ nói để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ.
II. Yêu cầu Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
- Cung cấp được các thông tin chung về bài thơ một cách ngắn gọn: nhan đề bài thơ, tác giả, đề tài, thể thơ,...
- Thể hiện được niềm hứng thú của bản thân đối với tác phẩm thơ.
- Nêu lên quan điểm cá nhân về vấn đề thuyết trình, thuyết phục được người nghe và đặt câu hỏi để mời gọi thảo luận.
- Thể hiện được sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm thơ.
III. Hướng dẫn quy trình nói
1. Chuẩn bị nói và nghe
a. Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài:
+ Nếu sử dụng lại kết quả của bài viết thì đề tài bài nói đã được xác định.
+ Có thể tìm đọc tác phẩm khác và chọn nói về một vấn đề, một khía cạnh nổi bật của tác phẩm đó.
- Tìm ý và sắp xếp ý:
Để tránh nói chung chung hoặc lan man, bạn cần phải đặt tên cho bài nói. Việc xác định ý và sắp xếp ý cũng được thực hiện theo quy trình giống như ở hoạt động Viết trước đó.
- Xác định từ ngữ then chốt
Có thể sử dụng các cụm từ phù hợp với kiểu bài nói này như: Về tác phẩm này, tôi xin tập trung nói về vấn đề. , Ấn tượng nổi bật nhất của tôi về tác phẩm là...
- Phương tiện hỗ trợ
– Chuẩn bị bài trình chiếu PowerPoint(") với các thông tin chắt lọc (có thể triển khai các luận điểm thành gạch đầu dòng, dùng các kí hiệu để nhấn mạnh những từ ngữ trọng tâm đã được xác định ở trên), cần cân nhắc về số lượng slide sử dụng. Có thể sử dụng các kênh âm thanh, kênh hình ảnh. (Lưu ý: hình ảnh cần phải tương thích với bài thơ đã chọn. Chẳng hạn, với bài Mùa xuân xanh, nên minh hoạ bằng những hình ảnh mùa xuân gắn liền với nông thôn, đồng quê).
- Người nói cũng có thể chuẩn bị văn bản tác phẩm thơ sẽ thuyết trình để cung cấp cho người nghe trước khi trình bày bài nói.
b. Chuẩn bị nghe
- Tìm hiểu về tác phẩm hoặc các tác phẩm thơ sẽ được thuyết trình, xem lại những tri thức ngữ văn có liên quan, đọc các tài liệu mà người nói có thể đã chuẩn bị và cung cấp.
- Chuẩn bị tâm thế lắng nghe và xác định các vấn đề chủ yếu cần đối thoại với người nói: những từ ngữ, hình ảnh nên được chú ý phân tích, cách sử dụng thao tác phân tích,..
2. Thực hành nói và nghe
Người nói |
Người nghe |
- Nêu đề tài của bài nói, trình bày lí do lựa chọn đề tài. - Trình bày các ý của bài nói (theo đề cương đã chuẩn bị). - Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói, đưa ra một số ý tưởng mở rộng. |
- Chú ý lắng nghe bài nói của bạn. - Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra các quan điểm của mình để đối thoại với người nói. - Đặt câu hỏi đểngười nói nói trình bày, giải thích về những nội dung còn chưa rõ. - Trao đổi với người nói về những điểm mà mình chưa đồng tình. |
3. Trao đổi
- Người nghe đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói. Người nói tiếp nhận các ý kiến này và trao đổi thêm (tán đồng, bác bỏ, trả lời câu hỏi, bàn luận mở rộng,...).
- Thực hiện tự đánh giá và đánh giá về bài trình bày dựa trên các nội dung được nêu trong bảng sau:
STT |
Nội dung đánh giá |
Kết quả |
|
Đạt |
Chưa đạt |
||
1 |
Bài trình bày chọn được tác phẩm thơ phù hợp với những yêu cầu về thể loại, có khả năng gợi được hứng thú từ phía người nghe. |
||
2 |
Bài trình bày có đủ ba phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận. |
||
3 |
Thông tin về tác phẩm được trình bày sáng rõ, mạch lạc. Các ý cơ bản trong bài nói được làm nổi bật. |
||
4 |
Các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả. |
||
5 |
Người nói có phong cách trình bày tự tin, gây được ấn tượng với người nghe về vấn đề mình muốn phân tích, đánh giá. |
||
6 |
Người nói sẵn sàng tiếp thu các ý kiến phản hồi, góp ý, đối thoại với người nghe trên tinh thần tôn trọng quan điểm riêng của nhau. |