1. Mở bài
- Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng, một nhà văn hóa lớn.
- Bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của nhà thơ.
2. Thân bài
a. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống
- Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ: đùn đùn, giương, phun.
+ Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra.
+ Giương rộng ra.
+ Từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu.
=> Cảnh vật được miêu tả với sức sống mãnh liệt. Như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy khiến cho màu xanh của lá hòe đùn đùn lên và tán giương lên che rợp, khiến cho cây lựu ở hiên nhà phun ra màu đỏ. Thiên nhiên hiện lên sống động vô cùng.
- Trong bài thơ có các màu sắc: màu xanh của cây hoa hòe, màu đỏ của hoa lựa, hoa sen (có cả mùi thơm của hương sen), tất cả đều dưới ánh nắng chiều màu vàng (lầu tịch dương).
- Bài thơ còn có các âm thanh như tiếng “lao xao” của “chợ cá làng ngư phủ”, tiếng rên rỉ (từ cổ - dắng dỏi) của ve sầu nghe như tiếng đàn (cầm ve) từ trên lầu dưới ánh nắng chiều.
=> Bức tranh mùa hè còn có sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. Tuy ít nói tới con người nhưng ta vẫn thấy dấu vết, hình bóng con người rất gần gũi: những cây hòe, cây lựu, hồ sen... không phải là những thực vật hoang dã mà có sự tham gia chăm sóc của bàn tay con người. Cho nên, bên cạnh các hình ảnh thiên nhiên ấy còn thấy có cái hiên nhà (Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ), cái ao (trì) (Hồng liên trì đã tiễn mùi hương), và cả ngôi lầu (Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương). Đặc biệt, có rất nhiều âm thanh tiếng người được nghe từ xa (Lao xao chợ cá làng ngư phủ)...
=> Các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị, hài hòa giữa con người với cảnh vật. Đó đều là những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, đất nước con người Việt Nam.
b. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ
- Nhà thơ tập trung những giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả cảm giác nữa để quan sát cảnh thiên nhiên.
- Thiên nhiên ngày hè hiện lên với những đặc trưng cụ thể bởi những cảm nhận tinh tế: màu xanh của lá cây, màu đỏ của hoa lựu và hương thơm của hoa sen. Mùa hè có tiếng ve kêu...
- Thiên nhiên càng hiện lên cụ thể bao nhiêu, càng đẹp bao nhiêu thì chứng tỏ tâm hồn nhà thơ càng đẹp bấy nhiêu. Một tâm hồn đẹp đẽ nhất định phải xuất phát từ thế giới quan lành mạnh. Bao trùm lên từ tấm lòng yêu nước, yêu đời của Ức Trai.
- Hai câu kết diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân. Nhà thơ mong mỏi có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ.
+ Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Đó là tấm lòng yêu nước thương dân đến trọn đời.
+ Đồng thời câu thơ cũng có nghĩa: Nếu có đàn Ngu (đàn của vua Nghiêu) sẽ gảy lên một khúc nhạc - ca ngợi cuộc sông thái bình, nhân dân giàu đủ khắp bốn phương. Đây là lòi ngợi ca sự hưng thịnh của triều đại, nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bậc quân vương luôn quan tâm đến nhân dân.
+ Nhà thơ thể hiện niềm vui, sự ngợi ca, nhưng đồng thòi cũng là niềm mong ước cho đất nước thái bình, lời khuyên các vị vua noi gương Nghiêu, Thuấn “rủ lòng thương yêu và chầm sóc muôn dân, khiến cho chỗ thôn cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận oán cừu” (lời trong một bản tấu của Nguyễn Trãi). Đó cũng chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc của ông: “Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Tư tưởng đó bắt nguồn từ lời dạy của Khổng Tử: “Dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh (Dân là gốc, xã tắc là quý, vua là nhẹ).
+ Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi: câu kết chỉ có 6 chữ (lục ngôn), khác với những bài kết thúc bằng câu thất ngôn. Câu lục ngôn làm cho âm điệu đang 7 chữ dồn lại trong 6 chữ.
+ Tác dụng của việc kết thúc bằng câu thơ lục ngôn: cảm xúc được dồn nén, nhưng dư âm của nó lại mở ra. Bài thơ hết những âm hưởng chưa hết, đó là nhờ cách kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong một bài thơ thất ngôn.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật:
+ Tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước, đặc biệt là tấm lòng ái nước, thương dân của ông.
+ Đồng thời, bài thơ còn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, độc đáo và cách kết thúc bài thơ với câu thơ lục ngôn tạo nên sự dồn nén cảm xúc cho toàn bài.