Phân tích chi tiết Cảm xúc mùa thu

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Bốn câu thơ đầu: Cảnh thu

* Hai câu đề:

- Hình ảnh thơ cổ điển, là những hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu ở Trung Quốc: “ngọc lộ”, “phong thụ lâm”

    + Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.

    + Phong thụ lâm: hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu

- “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.

- “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm

        → Bức tranh thu ở vùng rừng núi lạnh lẽo, xơ xác, tiêu điều, hiu hắt.

* Hai câu thực

- Hướng nhìn bức tranh của nhà thơ di chuyển từ vùng rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng.

- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:

    + Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất

    + Chiều sâu: sâu thẳm

    + Chiều xa: cửa ải   

→ Không gian hoành tráng, mĩ lệ       

Bn câu thơ v nên bc tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, hoành tráng, dữ dội.       

Tâm trng bun lo và s bt an ca nhà thơ trước hin thc tiêu điu, âm u.

II. Bốn câu còn lại: Tình thu

* Hai câu luận

- Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:   

+ Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu   

+ Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.       

→ Dù hiểu theo cách nào thì cũng giúp chúng ta thấy được tâm sự buồn của tác giả    

+ “Cô phàm”: là phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”, đồng thời gợi thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.

- Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hàm súc, cô đọng:   

+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại    

+ “ Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.    

+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê

- Tác giả đã đồng nhất giữ tình và cảnh trong hai câu thơ       

→ Hai câu thơ diễn tả nỗi lòng da diết, dồn nén nỗi nhớ quê hương của tác giả.

* Hai câu kết

- Hình ảnh:

+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét

+ Giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông

- Âm thanh: tiếng chày đập vải       

→ Âm thanh báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê       

Bn câu thơ din t ni bun ca người xa quê, ngm ngùi, mong ngóng ngày tr v quê hương.