Lý thuyết so sánh

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Khái niệm so sánh

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. Mô hình cấu tạo so sánh

- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

+ Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh);

+ Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A);

+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;

+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).

- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:

+ Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

III. Phân loại so sánh

Có hai kiểu so sánh:

- So sánh ngang bằng.

- So sánh không ngang bằng.

IV. Ví dụ so sánh

- So sánh ngang bằng:

+ Mặt trời đỏ như quả cà chua.

+ Cô giáo em hiền như cô tiên.

- So sánh không ngang bằng:

+ Những ngôi sao thức ngoài kia 

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

+ Tình yêu thương của mẹ hơn tất cả mọi thứ trên đời 

V. Biện pháp so sánh

1. Khái niệm

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD:                                   

 “Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

2. Cấu tạo của phép so sánh

3. Các kiểu so sánh 

Có hai kiểu so sánh:

+ So sánh ngang bằng: A = B

VD: Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn như con ngựa tung bờm phi nước đại.

So sánh không ngang bằng: A > B; A < B

VD: 

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

4. Tác dụng của so sánh

- Tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể sinh động

- Tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc