Phân tích chi tiết Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Sự hình thành văn hóa Hà Nội

 Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố:

- Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích,... của vũng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết tụ chọn loc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.

- Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời

- Văn hoá dân gian không tách rời mà kết hợp, hoà hơp với văn hoá cung đình và được “chính thức hoá" và “sang trọng hoá". Cái sang trọng bao giờ cũng là một sắc thái cần và bắt buộc của văn hoá Thủ đô, văn hoá Thăng Long - Hà Nội.

-> Cách diễn đạt cụ thể, rõ ràng, có chú giải giúp người đọc hiểu được sự hình thành văn hóa của Hà Nội, từ đó thêm yêu quý và tự hào về mảnh đất thủ đô nói riêng và dải đất hình chữ S nói chung.

II. Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

- Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phương => thông minh, tài hoa.

- Nhu cầu lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về. Từ đó có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt => biết hưởng thức, tận hưởng, sành ăn, sành mặc.

-  Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học => nhanh nhạy, hiểu biết và mẫn cảm về chính trị - tình cảm.

-> Qua thời gian đã mài giũa ra những người con Hà Nội thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch.

- Để làm rõ nội dung, tác giả đã trích dẫn những câu thơ, thành ngữ, tục ngữ. Chẳng hạn, câu tục ngữ:

“Khéo lẻo tay nghể, đất lề Kẻ Chợ”.

Hay:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Thượng Kinh”

Câu đồng dao:

“Bán mít chợ Đông

Bán hồng chợ Tây

Bán mây chợ Huyện

Bán quyển Hàng Đào”.

-> Tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực như lịch sử, địa lý, văn học giúp người đọc dễ dàng theo dõi, nắm bắt cũng như hiểu được vấn đề mà văn bản truyền tải.

=> Phương thức thuyết minh kết hợp với tự sự và nghị luận giúp cho văn bản có tính xác thực, thuyết phục được người đọc.