I. Tìm hiểu chung Kiêu binh nổi loạn
1. Xuất xứ
- Đoạn trích Kiêu binh nổi loạn là hồi thứ hai của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
2. Thể loại
- Đây là thể loại xuất hiện đầu tiên và thịnh hành ở Trung Quốc vào khoảng thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XVIII.
- Đặc điểm nổi bật: phân chia tác phẩm thành hồi khác nhau, mỗi hồi có tiêu đề khái quát nội dung, kết thúc mỗi hồi có câu thơ mang tính chất bình luận, chú ý các sự kiện, tình huống bất ngờ, gây hồi hộp, căng thẳng, Tính cách nhân vật thể hiện tương đối nhất quán, rõ ràng thông qua đối thoại và hành động.
3. Bố cục: 4 phần
- Phần 1: Cuộc trò chuyện giữ Thế tử Trịnh Tông với hạ nhân và quan thần.
- Phần 2: Kế sách của Vũ Bằng được mọi người đồng tình, ủng hộ.
- Phần 3: Tình thế bất lực, thảm hại, bi đát và cái chết của Quận Huy.
- Phần 4: Sự thắng thế của thế tử Tông.
4. Tóm tắt
Hoàng Lê Nhất thống chí phản thời kì lịch sử từ lúc Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Nguyễn Anhs lên ngôi vua (1802). Đoạn trích “ Kiêu binh nổi loạn” kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật Kiêu binh nổi loạn
1. Giá trị nội dung
Văn bản sử dụng tư liệu hết sức cụ thể, tỉ mỉ: về lai lịch tính cách các nhân vật, về địa chỉ của các vụ việc, về âm mưu của các phe phái, về quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của sự kiện. Qua đó thể hiện tình cảnh khủng hoảng của xã hội lúc bấy giờ.
2. Giá trị nghệ thuật
- Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che giấu tiếng cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị mục nát từ chính quyền trung ương.