I. Sân khấu và chân dung đặc biệt của người lính đảo
- Diễn viên và khán giả chính là những người lính đảo, là những anh chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau, những lúc đùa vui cứ gọi là sư cụ, sư cụ hát tình ca.
=> Hoàn cảnh sống của những người lính đảo: vất vả, khắc nghiệt, thiếu thốn.
- Người lính vẫn cất lên tiếng hát, cất lên khúc tình ca sóng sánh.
=> Bằng giọng điệu bông đùa, dí dỏm, hình tượng người lính hiện lên với tinh thần lạc quan, yêu đời, chủ động, ngang tàng vượt lên hoàn cảnh.
II. Tình ca người lính đảo
1. Khổ 5, 6, 7
- Đặc điểm của lời ca, giai điệu: Giai điệu ngang tàng như gió biển, Lời ca toàn nhớ với thương.
- Hình ảnh trong bản tình ca: Có đêm trăng dắt em đi dạo, gương mặt em dịu dàng, hàng cây cũng tươi xinh.
=> Bản tình ca với giai điệu ngang tàng nhưng chất chứa những yêu thương cháy bỏng của một tình yêu hồn nhiên, trong sáng, mãnh liệt (dù chỉ là trong tưởng tượng).
2. Khổ 8, 9, 10
- Nội dung lời ca: Yêu em thủy chung hơn muối mặn; Tình yêu sáng trong ngực ta đây; Ta đứng vững giữa muôn trùng sóng gió.
- Khúc ca khẳng định sự son sắt trong tình yêu, khẳng định tư thế hiên ngang của người lính. Đó là khúc ca có sự hòa quyện giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước.
- Phép điệp cấu trúc và đối lập gợi ra điệp khúc và cao trào trong bản tình ca của lính đảo, vì vậy mà nó mạnh mẽ, mãnh liệt. Qua đó, khắc hoạ tư thế hiên ngang, kiên cường, vững chãi và kiêu hãnh của người lính đảo, của Tổ quốc Việt Nam nơi đầu sóng.
- Bản tình ca kết thúc bất ngờ thể hiện cái nhìn đầy lạc quan, hóm hỉnh, vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của người lính.
-> Bản tình của người lính có sức lan tỏa đặc biệt. Đó là khúc tình ca hùng tráng, khúc tình ca của đất nước.
=> Đối lập giữa giai điệu và lời ca, giữa thế giới trong bản tình ca và thực tế đã nhấn mạnh khát vọng hạnh phúc, khát vọng yêu đương của trái tim tuổi trẻ. Từ đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa của người lính.