Tìm hiểu chung thể loại thần thoại

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Khái niệm thể loại Thần thoại

Thần thoại là thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thuỷ.

II. Đặc trưng thể loại thần thoại

1. Nội dung và nghệ thuật

- Nội dung: Ra đời trong "tuổi ấu thơ" của loài người nên thần thoại mang tính nguyên hợp: chứa đựng các yếu tố nghệ thuật, tôn giáo, triết học, lịch sử,... Vì vậy, thần thoại có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lưu giữ di sản văn hoá nguyên thuỷ của cộng đồng.

- Nghệ thuật: 

+ Thần thoại thường có cốt truyện đơn giản: có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một hệ thần thoại"). 

+ Câu chuyện trong thần thoại gắn liền với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn đã làm nên sức cuốn hút và sức sống lâu bền cho thần thoại.

2. Nhân vật

- Nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên nên có thể được miêu tả với hình dạng khổng lồ, hoặc với sức mạnh phi thường,... 

- Chức năng của nhân vật trong thần thoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại.

III. Phân loại thể loại thần thoại

Căn cứ vào chủ đề, có thể chia thần thoại thành hai nhóm: 

1. Thần thoại suy nguyên

- Là thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Ở nhóm này, nhiều truyện có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi. Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới.

- Ví dụ: Thần Trụ Trời; Thần Gió; Thần Sét.

2. Thần thoại sáng tạo

- Là thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá. Nhân vật chính ở thể loại này là các anh hùng thần thoại và anh hùng văn hóa. Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.

- Ví dụ: Nữ thần nghề mộc; Sơn Tinh, Thủy Tinh;…