I. Tìm hiểu chung Người ở bến sông Châu
1. Xuất xứ
- Đoạn trích được trích trong tập truyện ngắn cùng tên.
2. Thể loại
Truyện ngắn
3. Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1 (từ đầu … cuối con đường về bến): Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ
- Đoạn 2 (còn lại): Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó
4. Tóm tắt
Tác phẩm kể về sự bất hạnh mà những người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu sau năm 1975. Trong chiến tranh, cô Mây là nữ y tá dũng cảm. Hòa bình lập lại, cô trở về nhà thì thấy bản thân bị gọi là liệt sĩ, người yêu cũ tưởng cô đã hi sinh nên đi lấy vợ. Chịu đựng vết thương từ chiến trường, cô lại nhận thêm những thương tổn trong cuộc sống mới. Mây sống lặng lẽ trong nỗi cô đơn ở lều cỏ bên bến sông Châu, phụ giúp ông chèo đò, chở đám bạn của Mai đi học, nhận làm y tá ở trạm xá xã, nhận đỡ đẻ cho cô Thanh trong tình huống nguy kịch, cứu được cả hai mẹ con cô. Thím Ba chết vì vướng bom bi, dì Mây lại nhận nuôi bé Cún, dì gặp lại chú Quang - người thương binh dì cứu ở chiến trường. Kết thúc truyện là sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật Người ở bến sông Châu
1. Giá trị nội dung
- Truyện kể và ca ngợi về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh dì Mây cả trong và sau chiến tranh.
- Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hòa nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.
2. Giá trị nghệ thuật
- Truyện ngắn hiện đại với cách kể chuyện linh hoạt, tình huống kịch tính, hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả cảnh và tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh có nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, giàu cảm xúc…