Giáo án Vật lý 7 bài Ôn tập mới nhất

Tiết 26. ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:  Củng cố phần kiến thức cơ bản về điện học HS đã được học.

2. Kỹ năng:  HS có Kỹ năng vận dụng 1 cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan.

3. Thái độ:  HS hứng thú học tập, biết sử dụng điện trong sinh hoạt 1 cách an toàn có hiệuquả.

II. CHUẨN BỊ:

*GV: Bảng phụ vẽ hình: 30.1; 30.2; 30.3 (SGK).

*HS: Chuẩn bị đề cương ôn tập.

III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, luyện tập thực hành.

IV.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập lý thuyết(20 phút)

HĐ của GV và HS

Nội dung

GV: Lần lượt đặt câu hỏi.

HS: Trả lời, HS khác Nhận xét, bổ xung

GV: Chốt lại

I. TỰ KIỂM TRA.

1. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát.

2. Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

- Điện tích khác loại thì hút  nhau.

- Điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

3. Vật nhiễm điện dương do mất bớt êlêctrôn

4. a) Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

b) Dòng điện trong kim loại là dòng các êlêctrôn tự do chuyển dịch có hướng.

5. Ở điều kiện bình thường:

- Các vật (vật liệu) dẫn điện là:

  a) Mảnh tôn

  b) Đoạn dây đồng

- Các vật (vật liệu) cách điện là:

  b) Đoạn dây nhựa

  c) Mảnh pôliêtilen (ni lông)

  d) Không khí

  f) Mảnh sứ

6. Năm tác dụng chính của dòng điện là:

Tác dụng nhiệt; Tác dụng phát sáng; Tác dụng từ; Tác dụng hoá học; Tác dụng sinh lý

GV: Lần lượt nêu câu hỏi.

HS: Hoạt động cá nhân dựa trên đề cương đã làm ® trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)

GV: Chốt lại câu trả lời đúng.

II. ÂM HỌC.

1. a) Các nguồn phát âm đều dao động.

b) Số dao động trong 1 giây là tần số. Đơn vì tần số là Héc (KH: Hz).

c) Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben (KH: dB).

e) Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là 70 dB

2. a) Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bổng. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra trầm.

c) Dao động càng mạnh, biên độ lớn, âm phát ra càng to. Dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ.

3. Không khí, rắn, lỏng đều cho âm truyền qua.

4. Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp (chướng ngại vật) mặt chắn.

6. a)Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng có bề mặt nhẵn.

b)Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm, có bề mặt gồ ghề

Hoạt động 2: Vận dụng (15 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Treo bảng phụ hình 30.1. Trong hình các vật A và B đều bị nhiễm điện. Hãy ghi dấu (+), (-) cho vật chưa ghi dấu.

GV: Treo bảng hình 30.2

HS: Quan sát cho biết sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều dòng điện?

GV: Treo bảng hình 30.3

- Trong hình vẽ TN nào tương ứng với mạch kín và bóng đèn sáng?

II. VẬN DỤNG.

1. D

2. a) B mang dấu (-).

b) A mang dấu (-)

c) B mang dấu (+)

d) A mang dấu (+)

3. Mảnh ni lon nhận thêm e, miếng len mất bớt e

4. Đúng: Hình C

5. Đúng: Hình C

4. Củng cố (8 phút)

- HS trả lời các bài tập: Bài 19.1: Điền từ; Bài 22.2; Bài 23.2; 23.3; 23.4 (SBT).

5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)

- Ôn tập toàn bộ phần kiến thức về âm học, điện học từ đầu chương đến tiết 25, mỗi nội dung kiến thức cần phát biểu nội dung, lấy ví dụ về hiện tượng, sự vật thực tế.

- Giờ sau kiểm tra 1 tiết.

V. RÚT KINH NGHIỆM

..........................................................................................................................