Bài 7. GƯƠNG CẦU LỒI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được tính chất của ảnhcủa 1 vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
- Biết được một số ứng dụng của gương cầu lồi.
2. Kỹ năng
- Làm được thí nghiệm để xác định được tính chất của ảnh của một vật qua gương cầu lồi
3. Thái độ
- Nghiêm túc, trung thực, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
* Chuẩn bị cho GV:Bảng phụ 1: Ghi đầu bài tập 7.1 (8 – SBT).
Bảng phụ 2: Kẻ sẵn trò chơi ô chữ: Bài tập 7.4
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:1 gương cầu lồi, 1 gương phẳng có cùng kích thước, 1 cây nến, 1 bao diêm.
III. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức (2 phút)
2. Kiểm tra: (5 phút)
Câu 1: Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
Câu 2: Một vật sáng AB đặt trước 1 gương phẳng như hình vẽ (hình 1). Hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
Hình 1Bài làm
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
GV: ĐVĐ như phần mở bài trong sgk.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi (10 phút)
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
HS: Quan sát hình 7.1 – Dự đoán tính chất của ảnh qua câu C1. GV: Phát đồ dùng cho các nhóm HS làm TN theo hình 7.1 HS: Bố trí TN theo hình 7.2 GV: Quan sát - điều khiển HS làm TN * Lưu ý: Các cây nến đặt thẳng đứng cách gương phẳng và gương cầu lồi 1 khoảng cầu bằng nhau. HS: So sánh độ lớn ảnh của 2 cây nến tạo bởi 2 gương. - Điền kết quả vào chỗ trống phần kết luận. - Đại diện nhóm phát biểu kết luận GV: Nhấn mạnh kết luận ® HS hoàn thiện kết luận vào vở ghi. |
I. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỒI. 1- Quan sát - Dự đoán: + ảnh nhỏ hơn vật + Có thể là ảnh ảo 2- Thí nghiệm kiểm tra * Kết luận: ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi: + Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. + ảnh nhỏ hơn vật. |
Hoạt động 3: Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi (10 phút)
GV: Hãy dự đoán: vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn hay hẹp hơn gương phẳng? HS: Đọc – Bố trí TN theo hình 7.3, Làm TN ® hoàn thiện kết luận. - 2 HS phát biểu kết luận trước lớp GV: Nhấn mạnh lại kết luận. |
II. VÙNG NHÌN THẤY CỦA GƯƠNG CẦU LỒI. * Thí nghiệm: * Kết luận: Nhìn vào gương cầu lồi quan sát được 1 vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng cùng kích thước. |
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố (10 phút)
GV: - ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì? - So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng. HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi củng cố của GV. GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3 và C4. |
III. VẬN DỤNG. C3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Vì vậy giúp cho người lái xe nhìn thấy vùng rộng hơn ở đằng sau ® tránh được tai nạn. C4: Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản trên đường bị che khuất ® tránh được tai nạn. |
4. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 7.1 ® 7.4 (tr8 – SBT).
- Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm?
- Đọc trước bài “Gương cầu lõm” trả lời câu hỏi:
Gương cầu lõm có đặc điểm gì nhạn dạng?
Ảnh tạo bởi gương cầu lõm có tính chất gì khác gương cầu lồi?
V. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................