Giáo án Vật lý 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng mới nhất

Tiết03 Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối quaTN. Giải thích được sự tạo thành bóng tối, bóng nửa tối.

- Biết được hiện tượng nhật thực nguyệt thực. Giải thích được vì sao lại có nhật thực, nguyệt thực.

2. Kỹ năng: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng trong thực tế.

3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

* Chuẩn bị cho GV: Bảng phụ vẽ hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

* Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:

1 đèn pin, 1 bóng điện 220V – 40W, 1 màn chắn sáng, 1 vật cản sáng.

III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, mô hình thực nghiệm, vấn đáp, hđ nhóm

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức (2 phút)

2. Kiểm tra (3 phút)

(1) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. Biểu diễn đường truyền của tia sáng. Nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)

Ban ngày trời nắng không có mây ta nhì thấy rõ bóng của mình trên mặt đất. Khi có đám mây mỏng che khuất mặt trời thì bóng của mình bị nhoè đi. Vì sao có sự biến đổi đó?

Hoạt động 2: Quan sát, hình thành bóng tối, bóng nửa tối (15 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Hướng dẫn HS, đồng thời thao tác mẫu TN1.

HS: Tiến hành TN theo nhóm ® trả lời C1

C1: Phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng bị vật cản sáng chặn lại.

GV: Yêu cầu HS hoàn thiện nhận xét

HS: Cá nhân HS hoàn thành nhận xét

GV: Hướng dẫn HS tiến hành TN2.

HS: Hoạt động nhóm thực hiện TN2 ® trả lời C2.

C2: Trên màn chắn ở sau vật cản là:

1 Vùng bóng tối.

3 Vùng được chiếu sáng đầy đủ.

2 Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ 1 phần nguồn sáng nên không sáng bằng vùng 3.

GV: Yêu cầu HS hoàn thiện nhận xét.

HS: Cá nhân HS hoàn thành nhận xét.

GV: Vậy thế nào là bóng tối, thế nào là bóng nửa tối.

GV: Ta đã biết mặt trăng quay xung quanh trái đất, mặt trời chiếu sáng mặt trăng và trái đất. Đôi khi lại xảy ra hiện tượng ban ngày mà tối như ban đêm, có những đêm rằm sao vẫn sáng mà lại không có trăng. Vì sao lại có những hiện tượng đó?

I. BÓNG TỐI, BÓNG NỬA TỐI.

* TN1

* Nhận xét: Trên màn chắn đặt ở phía sau vật cản có 1 vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối.

* TN 2:

* Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ 1 phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.

Tích hợp bảo vệ môi trường

- Để đảm bảo đủ ánh sáng cho sinh hoạt và học tập, cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhá thay vì một bóng đèn lớn.

- Tại các thành phố lớn, do có nhiều nguồn sáng (ánh sáng do đèn cao áp, do các phương tiện giao thông, các biển quảng cáo…) khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng là tình trạng con người tạo ra ánh sáng có cường độ quá mức dẫn đến khó chịu.

Hoạt động 3: Hình thành khái niệm nhật thực – nguyệt thực (10 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực?

HS: đọc thông tin SGK.

GV: Treo bảng phụ hình vẽ 3.3.

HS: Quan sát chỉ rõ trên hình vẽ vùng nào xảy ra nhật thực toàn phần? Nhật thực 1 phần? ® trả lời C3

C3: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng bị mặt trăng che khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến, vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy mặt trời và trời tối lại.

GV: Khi nào xảy ra hiện tượng nguyệt thực?

HS: đọc thông tin SGK.

GV: Treo bảng phụ hình vẽ 3.4.

HS: Quan sát chỉ rõ trên hình vẽ vùng nào xảy ra nguyệt thực toàn phần? Nguyệt thực 1 phần? ® trả lời C4

C4: Vị trí 1: Có nguyệt thực

Vị trí 2; 3: Trăng sáng.

II. NHẬT THỰC, NGUYỆT THỰC.

1. Nhật thực

(SGK)

2. Nguyệt thực

(SGK)

Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố (10 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV:Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối?

- Nêu nguyên nhân chung xảy ra hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi củng cố.

GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C5, C6

HS: Hoạt động nhóm trả lời C5, C6 ® đại diện các nhóm trình bày

GV: Nhận xét, kết luận.

- Cho HS đọc phần có thể em chưa biết

III. VẬN DỤNG.

C5: Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn thì bóng tối, nửa bóng tối đều thu hẹp lại hơn. Khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối nữa chỉ còn bóng tối rõ rệt.

C6: - Khi dùng quyển vở che kín bóng đèn đang sáng, bàn nằm trong vùng tối sau quyển vở không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta không đọc được sách.

- Dùng quyển vở không che kín được đèn ống, bàn nằm trong vùng nửa tối nhận được 1 phần ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta vẫn đọc được sách.

4. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)

- Học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập 3.1 ® 3.4 (5 – SBT).

- Đọc trước bài “Định luật phản xạ ánh sáng”.

- Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm?

- Giờ sau mỗi nhóm mang 1 đèn pin.

V. RÚT KINH NGHIỆM

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................