Giáo án Vật lý 7 bài 10: Nguồn âm mới nhất

CHƯƠNG II. ÂM HỌC

Tiết 11. BÀI 10. NGUỒN ÂM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.

- Nhận biết được 1 số nguồn âm thường gặp trong thực tế.

2. Kỹ năng: Có Kỹ năng quan sát TN kiểm chứng để rút ra các đặc điểm của nguồn âm là dao động.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập, làm việc nghiêm túc, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

*GV: 1 trống, quả bóng bàn treo bằng sợi dây mảnh

* Mỗi nhóm HS: 1sợi dây cao su;1 thìa và 1 cốc thuỷ tinh mỏng(hoặc tương tự)

1 âm thoa, hộp cộng hưởng và 1 búa cao su.

III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thực hành, hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức (2 phút)

2. Kiểm tra (2 phút) GV giới thiệu chương II

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)

ĐVĐ: Cho HS cả lớp nhắm mắt, GV dùng thìa gõ nhẹ vào cốc thuỷ tinh.

® Tiếng động phát ra từ đâu? HS: suy nghĩ ® trả lời

GV: Hàng ngày ta vẫn thường nghe thấy tiếng cười nói, tiếng ồn ào xung quanh…. chúng ta đang sống trong thế giới âm thanh. Vậy âm thanh được tạo ra mhư thế nào? hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về điều đó.

Hoạt động 2:Nhận biết nguồn âm (5 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Cả lớp các em hãy ngồi im lặng, lắng tai nghe . . .

- Em hãy nêu những âm thanh mà em nghe được và tìm xem chúng phát ra từ đâu?

HS: 2 HS trả lời câu hỏi C1-GV: Kết luận ® HS ghi vở

HS: Nêu một số nguồn âm

GV: Các nguồn âm mà các em vừa nêu có chung đặc điểm gì?

I. NHẬN BIẾT NGUỒN ÂM.

* Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của nguồn âm (15 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HS: Nghiên cứu TN

GV: Lưu ý: khi làm TN với cốc thuỷ tinh, phải hết sức cẩn thận, gõ nhẹ vừa đủ để cốc phát ra âm thôi. Tránh gõ mạnh quá làm vỡ cốc ® Phát đồ dùng cho HS

HS: Hoạt động nhóm làm TN theo hình 10.1; 10.2 ® Lần lượt trả lời C3; C4.

II. CÁC NGUỒN ÂM CÓ CHUNG ĐẶC ĐIỂM GÌ?

C3: Dây cao su rung động (Dao động) phát ra âm.

C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm thanh, thành cốc thuỷ tinh có rung động. GV: Điều khiển HS làm TN - Đại diện nhóm trả lời

GV: Ta có thể quan sát được sự dao động của dây cao su, nhưng làm thế nào để kiểm tra được thành cốc có dao động?

HS: Làm TN 3: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa (1 nhánh). Quan sát, lắng nghe ® trả lời C5.

C5: Âm thoa có dao động.

- Âm thoa có giao động không? Hãy tìm cách kiểm tra:

-HS đưa ra các phương án kiểm tra sự dao động của âm thoa.

HS: Có thể kiểm tra dao động của âm thoa bằng cách:

- Các phương án kiểm tra:

+ Phương án 1: Sờ nhẹ vào 1 nhánh của âm thoa ® nhận xét.

+ Phương án 2: Buộc 1 que tăm vào nhánh âm thoa khi âm thoa phát ra âm ® nhúng đầu tăm xuống mặt nước trong cốc

® mặt nước dao động.

GV: Phân công nhóm vận dụng phương án kiểm tra hoặc các phương án khác:

+ Đặt con lắc bấc sát 1 nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm ® quan sát, nhận xét.

- Qua các TN trên em hãy rút ra kết luận về đặc điểm chung của nguồn âm ?

- Đại diện nhóm phát biểu-GV: Chốt lại

*Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động.

Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố (15 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Qua bài học trên chúng ta đã thu thập được những kiến thức nào ? HS: Nhận biết nguồn âm

- Biết được đặc điểm chung của nguồn âm

- GV: Hãy nêu một số nguồn âm mà em biết. Chỉ ra bộ phận nào của nguồn âm phát ra âm.

HS nêu và phân tích: Trống, kèn, sáo,….

HS: Đọc C6: Hãy làm cho tờ giấy, lá chuối phát ra âm.

GV: Phát cho các nhóm 1 số dải lá chuối.

HS: Hoạt động nhóm ® trả lời.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu trẩ lời C7; C8

HS: Hoạt động nhóm trả lời C7 và C8 ® đại diện trình bày, góp ý kiến cho nhóm khác.

GV: Chốt lại câu trả lời đúng.

III. VẬN DỤNG.

C6: Cuộn lá chuối thành kèn thổi

C7:- Dây đàn ghi ta dao động phát ra âm.

- Mặt trống dao động phát ra âm.

C8: . . . Có thể kiểm tra sự dao độngcủa cột không khí bằng cách đặt ở miệng ống vài tua giấy mỏng ® thấy tua giấy rung động.

4. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)

+ Học thuộc kết luận.

+ Làm bàt tập: 10.3 ® 10.5 (10; 11 – SBT)

+ Đọc trước bài “Độ cao của âm”.

V. RÚT KINH NGHIỆM

............................................................................................................................