Tiết 14. BÀI 13. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền âm
- Nêu một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí
2. Kỹ năng: Làm được TN để kiểm chứng âm truyền qua môi trường rắn, lỏng, khí.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức làm việc khoa học, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ, tranh vẽ hình 13.4
+ Cho mỗi nhóm: 2 giá TN, 2 trống, 2 quả cầu bấc, 1 dùi trống, 1 nguồn phát âm dùng vi mạch, nguồn pin, 1 bình nước (F bình > F nguồn phát âm).
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thực hành, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức (2 phút)
2. Kiểm tra (3 phút) HS: Nêu mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. Đơn vị đo độ to của âm?
3. Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (2 phút)
GV: ĐVĐ: Ngày xưa để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao?
Hoạt động 2: Nghiên cứu về môi trường truyền âm (25 phút)
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV: Yêu cầu HS đọc, làm TN ® trả lời C1, C2 HS: Đọc – Nghiên cứu TN 1 hình 13.2 - Dự đoán: Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu ta gõ mạnh 1 tiếng vào mặt trống? HS: Hoạt động nhóm làm TN ® trả lời C1, C2 C1: Quả cầu 2 dao động ® chứng tỏ âm đã truyền qua không khí từ mặt trống 1 đến mặt trống 2. C2: Biên độ dao động của cầu 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu 1. Chứng tỏ càng xa nguồn âm âm càng nhỏ. GV: Liên hệ: Hàng ngày ta vẫn nghe được âm phát ra ở xung quanh ta. Do âm đã truyền tr không khí, trong chất rắn thì sao? HS: Đọc nghiên cứu TN GV: Cho các nhóm HS lần lượt làm TN theo hình 13.2 - Lưu ý: Bạn A gõ khẽ sao cho bạn đứng không nghe tiếng. - Âm đã truyền đến tai bạn C qua môi trường nào? ® C3 HS: tiến hành TN, trả lời C3 C3: Âm đã truyền đến tai người bạn C qua môi trường rắn (gỗ). GV: Như vậy âm có thể truyền qua môi trừng khí và rắn ® môi trường nào truyền âm tốt hơn ? HS: Thông qua TN hình 13.2 ® môi trường rắn truyền âm tốt hơn môi trường khí. GV: Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu xem âm được truyền qua môi trường lỏng như thế nào. HS: Đọc – nghiên cứu TN hình 13.3 GV: Giới thiệu dụng cụ: Nguồn phát âm, bình nước, nguồn pin. GV cho nguồn phát âm hoạt động ngoài không khí ® hỏi: Các em có nghe rõ âm phát ra không ? - HS: Có nghe rõ GV: Nế ta cho nguồn phát âm vào trong bình nước thì sao? HS: Dự đoán……. ® Hoạt động nhóm làm TN kiểm tra GV:Yêu cầu HS trả lời C4- HS: Hoạt động cá nhân trả lời C4 C4: Âm truyền đến tai qua các môi trường: Rắn, lỏng, khí. GV: ĐVĐ: Trong chân không, âm có thể truyền qua được không? HS: dự đoán GV: Treo tranh vẽ hình 13.4 – Giới thiệu TN - HS: Trả lời C5 C5: Kết quả TN: Âm không truyền qua chân không GV: Qua các TN trên chúng ta có thể rút ra kết luận gì về môi trường truyền âm? HS: Hoàn thiện kết luận trong sgk ® ghi vở. GV: Chốt lại và thông báo: Âm chỉ truyền trong môi trường vật chất: Rắn, lỏng, khí mà không truyền trong chân không. - Càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ do năng lượng âm bị hấp thụ dần trên đường truyền. GV: ĐVĐ: Âm truyền đi như vậy có cần thời gian không và trong môi trường vật chất nào thì âm truyền nhanh nhất? HS: Đọc SGK cho biết vận tốc truyền âm trong mỗi môi trường. So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường? |
I. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM. - TN 1. Sự truyền âm trong chất khí - TN 1 2. Sự truyền âm trong chất rắn - TN 3. Sự truyền âm trong chất lỏng. - TN 4. Âm có thể truyền qua môi trường chân không hay không ? * Kết luận: Âm có thể truyền qua các môi trường: Rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không. + ở càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ. 5. Vận tốc truyền âm - Trong không khí : 340 m/s - Trong nước (chất lỏng): 1500 m/s - Trong thép (chất rắn): 6100 m/s C6: Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí. |
Hoạt động 3: Vận dụng – Củng cố (10 phút)
HS:Dựa vào phần kết luận và câu C6 ® trả lời câu hỏi của GV. GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi từ C7 – C10 HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C7– C10 - Hãy nêu thí dụ chứng tỏ âm có thể truyền trong môi trường chất lỏng. |
II. VẬN DỤNG. C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai nhờ môi trường không khí. C8: Khi bơi dưới nước, người bơi có thể nghe tiếng sùng sục của bong bóng nước. Như vậy âm có thể truyền qua chất lỏng. C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi áp tai xuống mặt đất. C10: Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện bình thường được vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài mũ, áo giáp bảo vệ. |
4. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)
GV: Âm có thể truyền qua những môi trường nào ? âm không thể truyền qua môi trường nào? Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong môi trường rắn, lỏng, khí.
- Học thuộc phần ghi nhớ - Làm bài tập 13.3 ® 13.5 (SBT).
- Đọc trước bài “Phản xạ âm, tiếng vang”
V. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................
..........................................................................................................................