Giáo án Vật lý 7 bài 9: Tổng kết chương I: Quang học mới nhất

Tiết 9. BÀI 9. TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản trong chương I

2. Kĩ năng:  Luyện tập thêm cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.

3. Thái độ: Chính xác trong vẽ hình, tích cực trong tự ôn luyện.

II. CHUẨN BỊ

* Chuẩn bị của GV: Kẻ sẵn bảng 9.1; 9.2 – Trò chơi ô chữ.

* Chuẩn bị của HS: Trả lời trước các câu hỏi trong phần “Tự kiểm tra” (SGK).

III. PHƯƠNG PHÁP

-Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra (3 phút) GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Ôn tập

Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập (10 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra.

HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra, HS khác nhận xét.

GV: Chốt lại câu trả lời đúng.

I. TỰ KIỂM TRA.

   1-

   2- B

  3- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

   4- Định luật phản xạ ánh sáng:

a. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến.

b. Góc phản xạ bằng góc tới.

   5- ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, lớn bằng vật, khoảng cách từ ảnh tới gương bằng khoảng cách từ vật tới gương.

   6- Phân biệt ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi giống và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng:

a, Giống: Đều là ảnh ảo.

b, Khác: ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.

   7- Khi đặt vật ở sát gương cầu lõm thì gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật.

   8- ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.

- ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật

- ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật.

   9- Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước.

Hoạt động 2: Vận dụng (15 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Vẽ hình 9.1 lên bảng ®yêu cầu HS thực hiện C1.

HS: Hoạt động cá nhân, thực hiện C1, 2 HS lần lượt lên bảng biểu diễn.

GV: Yêu cầu HS thực hiện C2 và C3.

HS: Hoạt động nhóm thực hiện C2 và C3, đại diện các nhóm trình bày câu trả lời, nhóm khác nhận xét.

GV: Nhận xét, kết luận.

II. VẬN DỤNG.


C1:Ảnh đính kèm

C2: - Giống nhau: ảnh quan sát được trong 3

  gương ( . . .) đều là ảnh ảo.

- Khác nhau:

   + ảnh ảo ở gương phẳng bằng kích thước

      của vật.

   + ảnh ảo ở gương cầu lồi nhỏ hơn kích

      thước của vật.

   + ảnh ảo ở gương cầu lõm lớn hơn kích

      thước của vật.

C3: Những cặp nhìn thấy nhau:

        An – Thanh  ;                   An – Hải

        Thanh – Hải ;                   Hải – Hà

Hoạt động 3: Tổ chức chơi trò chơi ô chữ (10 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Treo bảng phụ – kẻ sẵn các ô để trống.

HS: Lần lượt lên bảng điền theo hàng ngang các câu từ 1 -> 7.

- Đọc từ hàng dọc trong bảng.

GV: Điều khiển để HS điền đúng

III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ.

- Các từ hàng ngang:

     Vật sáng; nguồn sáng; ảnh ảo; ngôi sao;

      pháp tuyến; bóng đen; gương phẳng.

- Từ hàng dọc: ánh sáng

4. Củng cố (3 phút)  Khái quát nội dung ôn tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)

- Ôn tập lại kiến thức theo nội dung bài học, chuẩn bị kiểm tra một tiết.

V. RÚT KINH NGHIỆM

..........................................................................................................................