Tiết 22 CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể tên được 1 số vật dân điện, vật cách điện.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dong các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
2. Kỹ năng
- Có Kỹ năng mắc mạnh điện đơn giản làm TN xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
3. Thái độ: Giáo dục HS có thói quen sử dụng điện an toàn.
II. CHUẨN BỊ
* Chuẩn bị cho cả lớp:Tranh vẽ hình 20.1; 20.3; Bóng đèn, công tắc, dây nối, phích điện.
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 bóng điện có đui, 1 phích điện có dây nối, pin, bóng đènpin, 5 đoạn dây nối dài 30 cm, 2 mỏ kẹp.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết VĐ, vấn đáp, thực nghiệm, hoạt động nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Trả lời bài tập 19.1
(a, … là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
b, … cực (+), cực (-) của nguồn điện
c, … 2 cực của nguồn điện).
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
GV: ĐVĐ như phần mở bải trong SGK.
Hoạt động 2: Xác định chất dẫn điện và chất cách điện (20 phút)
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: - Chất dẫn điện là gì? - Chất cách điện là gì? HS: Hoạt động cá nhân đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi ® ghi vở. GV: Em hãy lấy ví dụ về chất dẫn điện cà chất cách điện. HS: Hoạt động cá nhân lần lượt 3 HS nêu ví dụ. GV: Dùng hình 20.1 và các dụng cụ điện đã chuẩn bị ® yêu cầu HS chỉ ra đâu là bộ phận dẫn điện, đâu là bộ phận cách điện. HS: Quan sát cho biết các bộ phận dẫn điện, cách điện. C1: Các bộ phận dẫn điện: Dây tóc, dây trục, 2 đầu dây đèn, 2 chốt cắm, lõi dây. - Các bộ phận cách điện: Trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen vỏ nhựa, vỏ dây. GV: hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm hình 20.2 HS: Hoạt động nhóm làm TN: Lắp mạch điện theo hình 20.2 - Kiểm tra xem vật nào dẫn điện vật nào cách điện. - Trước hết chập 2 mỏ kẹp để đảm bảo đèn sáng. - Lần lượt làm TN với: Kẹp 2 mỏ kẹp vào 2 đầu đoạn dây thép, dây đồng, đoạn vỏ nhựa, ruột bút chì, mảnh sứ … - Quan sát bóng đèn trong từng trường hợp ® ghi kết quả vào bảng. GV: Kiểm tra bảng kết quả của các nhóm. - Khi cắm phích điện vào ổ điện tay ta thường cầm vào phần nào? - Lưu ý: Khi rút phích điện không cầm vào dây nối để giật. GV: cho HS trả lời các câu hỏi C2; C3. HS: Đọc - trả lời C2; C3 C2: - Đồng, sắt, nhôm, chì … làm vậtliệu dẫn điện. - Nhựa, thuỷ tinh, sứ, cao su … làm vật liệucách điện. C3: Các dây tải điện đi xa không có vỏ bọc cách điện, tiếp xúc trực tiếp với không khí. Giữa chúng không có dòng điện chạy qua không khí. GV: ở điều kiện thường không khí không dẫn điện. Trong điều kiện đặc biệt nào đó thì không khí có thể dẫn điện. - ở điều kiện bình thường nước là chất dẫn điện hay chất cách điện? (nước máy, nước mưa, nước ao hồ đều dẫn điện. Nước nguyên chất không dẫn điện). GV: Vật dẫn điện hay cách điện chỉ có tính chất tương đối. |
I. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN * Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. * Thí nghiệm: |
Hoạt động 3: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại (10 phút)
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV: Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo nguyên tử HS: C4: Hạt nhân nguyên tử mang điện tích (+) các êlectrôn mang điện tích (-). GV: Khi nào nguyên tử mang điện tích (+)? HS: dựa vào cấu tạo nguyên tử ® trả lời câu hỏi: Khi nguyên tử bị mất e ® nguyên tử mang điện tích (+) GV: Treo hình 20.3 thông báo b, HS: Quan sát trả lời C5 C5: Các êlectrôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu“-”. - Phần còn lại của nguyên tử là những vòng tròn lớn có dấu (+). Phần này mang điện tích (+) vì khi đó nguyên tử mất bớt êlectrôn. GV: Trong kim loại có các êlectrôn tự do thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại gọi là các êlectrôn tự do. HS: Quan sát hình 20.4: Vẽ thêm mũi tên cho êlectrôn tự do để chỉ chiều dịch chuyển có hướng của chúng. C6: Êlectrôn tự do mang điện tích (-), bị cực (-) đẩy, bị cực (+) hút, chuyển động theo chiều mũi tên. GV: Chốt lại: Khi có dòng điện trong kim loại nghĩa là các êlectrôn không còn chuyển động tự do nữa mà nó chuyển dời có hướng. HS: Hoàn chỉnh kết luận. |
II. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI 1. Êlectrôn tự do trong kim loại. 2. Dòng điện trong kim loại. * Kết luận: Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. |
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố (5 phút)
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV: - Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? - Nêu bản chất dòng điện trong kim loại. - Trả lời bài tập 20.1 (21 – SBT). HS: lần lượt 2 HS trả lời câu hỏi củng cố. 2 HS đọc phần ghi nhớ; 1 HS đọc phần có thể em chưa biết. GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C7 ® C9 phàn vận dụng. HS: lần lượt 3 HS trả lời trước lớp. |
III. VẬN DỤNG Bài tập 20.1 a) Chất dẫn điện; b) Chất cách điện; c) Electron tự do; d) Chất dẫn điện C7: B C8: C C9: C |
4. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 20.2 ® 20.4 (21 – SBT).
- Tìm hiểu các đồ dùng, thiết bị điện như bóng đèn, công tắc, dây nối, nguồn điện,... đươc kí hiệu như thế nào khi vẽ hình.
- Dòng điện có chiều như thế nào?
V. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................
..........................................................................................................................