Tiết 13. BÀI 12. ĐỘ TO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.
- So sánh được âm to, âm nhỏ.
2. Kỹ năng: HS có Kỹ năng làm TN. Qua TN rút ra được:
+ Khái niệm biên độ dao động.
+ Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ.
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng: Cho mỗi nhóm:
1 giá TN, 1 trống + dùi, 1 con lắc bấc (hoặc quả bóng bàn treo trên sợi dây mảnh), 1 lá thép, hộp cộng hưởng bằng gỗ.
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thực hành, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra (5 phút)
HS 1: Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số.
HS 2: Nêu mối quan hệ giữa tần số dao động với độ cao của âm; Chữa bài tập 11.4 .
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
ĐVĐ:1 vật dao động thường phát ra âm có độ cao nhất định. Nhưng khi nào phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ ? để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Nghiên cứu về biên độ dao động
Mối liên hệ giữa biên độ dao độngvà độ to của âm phát ra (20 phút)
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV:Yêu cầu HS đọc và thực hiện TN 1 theo các bước trong SGK HS: Hoạt động nhóm nghiên cứu TN ® Làm TN 1 ® quan sát dao động của thước, lắng nghe âm phát ra ® trả lời C1® điền vào bảng. + Nâng đầu thước lệch nhiều ® đầu thước dao động mạnh ® âm phát ra to. + Nâng đầu thước lệch ít ® đầu htước dao động yếu ® âm phát ra nhỏ. GV: Giới thiệu biên độ dao động. HS: Ghi vở khái niệm biên độ giao động. GV: Yêu cầu HS hoàn thành C2 HS: Hoạt động cá nhân hoàn thiện C2 C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to. GV: Cho HS làm TN 2 ® yêu cầu trả lời C3 HS: Hoạt động nhóm- quan sát hình 12.2 làm TN 2 - Chú ý: Đặt quả cầu vừa chạm sát mặt trống. - Gõ nhẹ, gõ mạnh vào mặt trống lắng nghe tiếng trống và quan sát dao động của quả cầu ® nhận xét ® hoàn chỉnh C3. C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ), tiếng trống càng to (nhỏ). GV: Qua hai TN trên ta có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa biên độ giao động và độ to của âm phát ra ? GV: Âm phát ra có độ to, nhỏ khác nhau. Vậy đơn vị độ to của âm là gì? |
I. ÂM TO, ÂM NHỎ – BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG. * Thí nghiệm 1: - Biên độ dao động: Là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. * Thí nghiệm 2: * Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ to của âm (5 phút)
HS: Đọc SGK – trả lời: Đơn vị đo độ to của âm là gì? Ký hiệu? GV: Để đo độ to của âm người ta dùng máy đo. HS: Đọc – nghiên cứu bảng 2 GV: Giới thiệu đơn vị đo độ to của 1 số âm. - Độ to của tiếng nói chuyện bình thường là bao nhiêu dB? - Độ to của âm có thể làm điếc tai là bao nhiêu dB? GV: Liên hệ: Trong thực tế không nên gây ra tiếng động lớn. |
II. ĐỘ TO CỦA MỘT SỐ ÂM. - Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben. Ký hiệu: dB - Bảng đo độ to của 1 số âm (SGK) - Chú ý: Độ to của âm ³ 130 dB làm đau nhức tai. |
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố (8 phút)
GV: Biên độ dao động là gì ? biên độ dao động được đo bằng đơn vị nào ? - Độ to của âm phụ thuộc như thế nào với biên độ giao động? HS: Hoạt động cá nhân lần lượt trả lời các câu hỏi củng cố của GV . GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C4, C5 phần vận dụng. HS: Hoạt động cá nhân trả lời C4 GV: Cho HS tiếp tục trả lời câu hỏi còn lại HS: Hoạt động cá nhân, đọc và trả lời C6 |
III. VẬN DỤNG. C4: Gảy mạnh dây đàn ® âm to vì khi đó biên độ dao động lớn. C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to và ngược lại. |
4. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ; Đọc “Có thể em chưa biết”.
- Làm bài tập:12.3 - 12.5 (13 –SBT); Đọc trước bài “Môi trường truyền âm”.
V. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................