Giáo án Vật lý 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn mới nhất

BÀI 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Phân biệt được tiếng ồn và tiếng ồn gây ô nhiễm

- Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn

- Kể tên được một số vật liệu cách âm.

2. Kỹ năng:  Biết chống ô nhiễm tiếng ồn bằng một số vật liệu thường gặp.

3. Thái độ:  Rèn ý thức không gây ô nhiễm tiếng ồn.

II. CHUẨN BỊ:

Tranh vẽ phóng to các hình 15.1; 15.2; 15.3

III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức (2 phút)

2. Kiểm tra (5 phút)

a) Câu hỏi:

- Thế nào là âm phản xạ? Khi nào ta nghe được tiếng vang?

- Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt; vật như thế nào thì phản xạ âm kém?

- Bài tập 14.1, 14.2, 14.3

b) Đáp án: phần ghi nhớ (SGK – tr 42)

- Bài tập: 14.1 – C; 14.2 – C

14.3: Vì ở đó ta không chỉ nghe được âm nói ra trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ mặt nước ao, hồ.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)

GV: Đặt vấn đề như phần mở bài trong SGK

Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (10 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Dùng hình vẽ 15.1; 15.2; 15.3 ® yêu cầu HS trả lờiC1

- Hướng dẫn: Tiếng ồn nào ảnh hưởng tới sức khoẻ ?

HS: Hoạt động cá nhân ® thảo luận chung cả lớp ® thống nhất câu trả lời đúng.

C1: Hình 15.1: Tiếng ồn to nhưng không kéo dài, không ảnh hưởng tới sức khoẻ ® không ô nhiễm.

Hình 15.2 và 15.3: Tiếng ồn to, kéo dài, làm ảnh hưởng sức khoẻ và sinh hoạt ® gây ô nhiễm.

GV: Từ những ví dụ trên, chúng ta có thể rút ra kết luận gì về tiếng ồn gây ô nhiễm ?

HS: Hoàn thành kết luận, trả lời C2.

C2: b – c – d.

GV: Muốn chống ô nhiễm tiếng ồn, ta phải làm như thế nào ?

I. NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN.

* Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người.

Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (10 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin, nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

HS: Hoạt động cá nhân đọc thông tin, tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

GV: Cho HS thảo luận câu hỏi C3, C4

HS: Hoạt động nhóm, thảo luận, thống nhất ý kiến ® trả lời C3, C4:

C3: (1) Cấm bóp còi inh ỏi

(2) Trồng cây xanh

(3) Xây tường chắn, làm trần nhà bằng xốp, tường phủ dạ, nhung,…

C4: (a) gạch, bê tông, gỗ, …

(b) Kính, lá cây, ….

II. TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN.

- Cấm bóp còi ở gần trường học, bệnh viện.

- Xây tường ngăn.

- Trồng cây xanh.

- Làm trần nhà bằng xốp, tường phủ dạ, nhung…

Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố (12 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: - Tiếng ồn như thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm ?

- Hãy nêu một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ?

- Nêu một số ví dụ về vật liệu cách âm ?

HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi củng cố (dựa vào phần ghi nhớ)

GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài để trả lời các câu hỏi C5; C6.

HS: Hoạt động cá nhân trả lời C5 và C6.

III. VẬN DỤNG.

C5:  Máy khoan không làm việc vào giờ hành chính.

- Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác, xây tường ngăn giữa chợ và lớp học

C6:

4. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)

- Học thuộc phần ghi nhớ

- Làm bài tập từ 15.1 ® 15.6

- Nghiên cứu trước bài 16, trả lời sẵn các câu hỏi phần tự kiểm tra và nghiên cứu các câu hỏi phần vận dụng trong bài 16 “Tổng kết chương II”

V. RÚT KINH NGHIỆM

............................................................................................................................

..........................................................................................................................