Giáo án Vật lý 7 bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện mới nhất

Tiết 25. TÁC DỤNG TỪ - TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS mô tả được 1 TN hoặc hoạt động của 1 thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.

- Mô tả 1 TN hoặc ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.

- Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người.

2. Kỹ năng: Quan sát, mô tả một số hiện tượng

3. Thái độ: Giáo dục cho HS có thái độ ham hiểu biết, có ý thức khi sử dụng điện an toàn.

II. CHUẨN BỊ:

* Chuẩn bị cho cả lớp: 1 kim nam châm, 1 nam châm thẳng, vài vật nhỏ bằng sắt, thép, 1 bộ nguồn 6V Nguồn điện 12V, bình điện phân đựng dung dịch CuSO4,1 công tắc, 1 bóng đèn 6V, 6 đoạn dây dẫn

* Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 nam châm điện dùng pin, 2 pin 1,5V; 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn,1 kim nam châm được đặt trên mũi nhọn

III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết VĐ, vấn đáp, thực nghiệm, hoạt động nhóm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

HS: Cho biết các tác dụng của dòng điện mà em đã học.

- Chữa bài tập 22.1; 22.3

(Kết quả: 22.1: Có ích: Nồi cơm điện, ấm điện; Không có ích: 3 dụng cụ còn lại

22.3: D- đèn báo của ti vi)

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)

GV: Cho HS quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện (47)

- Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện (10 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Trong đời sống ta đã biết tới nam châm.

- Em hãy cho biết nam châm có tính chất gì?

HS: Nhớ lại kiến thức đã học ở tiểu học

GV: Cho HS quan sát thanh nam châm

- Tại sao 2 đầu thanh nam châm lại được sơn 2 màu khác nhau?

- Khi các nam châm lại gần nhau thì các cực của nam châm tương tác với nhau như thế nào?

- Làm TN cho HS quan sát

GV: Giới thiệu nam châm điện qua hình 23.1

HS: Hoạt động nhóm làm TN mắc mạch điện theo hình 23.1

- Quan sát hiện tượng – thảo luận trả lời C1

C1: a, Khi công tắc mở: Không có hiện tượng gì xảy ra.

- Khi đóng công tắc: Đầu cuộn dây hút đinh sắt, không hút dây đồng, nhôm.

b, Đặt kim nam châm lại gần ống dây ® 1 cực của kim nam châm hoặc bị hút hoặc bị đẩy.

- Khi đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút thì nay bị đẩy và ngược lại.

- Nhận xét: Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt ® cuộn dây có tác dụng giống như nam châm. Nam châm này cũng có 2 cực.

GV: từ kết quả TN trên, chúng ta có thể rút ra kết luận gì?

HS: Hoàn chỉnh kết luận

HS: Quan sát hình 23.2: Về nhà tìm hiểu cấu tạo của chuông điện.

I. TÁCDỤNGTỪ

1. Tính chất từcủa nam châm

- Nam châm hút sắt, thép, mỗi nam châm có 2 cực.

2. Nam châm điện

* Kết luận:

1 - “Nam châm điện”

2 - “Tính chất từ”

3. Tìm hiểu chuông điện(về nhà đọc thêm)

Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện (7 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Giới thiệu dụng cụ mắc mạch điện theo hình 23.3ngắt công tắc

HS: Quan sát màu sắc ban đầu của 2 thỏi than – chỉ rõ thỏi than nối với cực (-) của nguồn.

GV: Làm TN: Đóng K ® đèn sáng

Sau vài phút GV ngắt công tắc nhấc thỏi than nối với cực (-)

HS: Quan sát màu ® trả lời C5, C6.

C5: Than chì, dung dịch CuSO4 là vật liệu dẫn điện vì nó đều cho dòng điện đi qua, biểu hiện là đèn sáng.

C6: Sau khi có dòng điện chạy qua thỏi than được nối với cực (-) của nguồn điện có màu đỏ nhạt.

GV: Thông báo: lớp màu đỏ nhạt đó là kim loại đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.

HS: Hoàn chỉnh kết luận

II. TÁC DỤNG HOÁ HỌC

- Quan sát TN

* Kết luận:

“vỏ bằng đồng”

Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện (5 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HS: Đọc SGK ® trả lời câu hỏi:

- Dòng điện đi qua cơ thể người có lợi hay có hại?

- Dòng điện trong mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gì?

GV: Liên hệ – giáo dục HS ý thức sử dụng điện an toàn.

III. TÁC DỤNG SINH LÝ

- Dòng điện trong mạch điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có thể gây điên giật, chết người.

Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố (5 phút)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: - Nêu tất cả các tác dụng của dòng điện (5 tác dụng).

- Liên hệ trong thực tế các ứng dụng của mỗi tác dụng của dòng điện.

HS: Nêu nội dung cần nắm trong bài

GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C7, C8

IV. VẬN DỤNG

* Ghi nhớ:

* Vận dụng:

C7: - C

C8: - D

4. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)

- Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc “Có thể em chưa biết”.

- Làm bài tập 23.1 ® 23.4 (24 – SBT).

- Chuẩn bị đề cương ôn tập (trả lời các câu hỏi từ 1 - 6 phần tự kiểm tra và các bài tập từ 1 đến bài 5 trong bài tổng kết chương III).

V. RÚT KINH NGHIỆM

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................