Tiết 28.CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I. MỤCTIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
- Nêu được đơn vị dòng điện là Am pe.
- Sử dụng Am pe kế để đo cường độ dòng điện (biết lựa chọn Am pe kế thích hợp và mắc đúng).
2. Kỹ năng
- Có Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, mắc am pe kế vào mạch, đọc được số chỉ của am pe kế.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ
* Chuẩn bị cho cả lớp: 2 pin 1,5V; bóng đèn 2,5V; 1 biến trở, Am pe kế có GHĐ khác nhau, đồng hồ vạn năng, công tắc, dây nối.
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 2 pin, 1 am pe kế, 1 công tắc, dây nối.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu giải quyết vấn đề, vấn đáp, mô hình trực quan.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút) HS: Nêu các tác dụng của dòng điện?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
GV: ĐVĐ: Mắc mạch theo hình vẽ 24.1 đóng khoá K – Dịch chuyển con chạy của biến trở. HS: Quan sát – nhận xét?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị đo cường độ dòng điện (8 phút)
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV: Giới thiệu mạch điện hình 24.1. Các dụng cụ: Am pe kế, biến trở. Thông báo chức năng của từng dụng cụ. - Làm TN: Dịch chuyển con chạy HS: Đọc chỉ số tương ứng của am pe kế ® nhận xét. GV: Thông báo về cường độ dòng điện. |
I. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN. 1. Quan sát TN - Nhận xét: Đèn sáng càng mạnh ® số chỉ của am pe kế càng lớn. 2. Cường độ dòng điện - Số chỉ của am pe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. - Ký hiệu: I - Đơn vị: Am pe (A) 1 mA = 0,001 A |
Hoạt động 3: Tìm hiểu ampe kế (7 phút)
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
HS: Tìm hiểu cấu tạo của am pe kế. - Nêu công dụng, GHĐ, ĐCNN của mỗi am pe kế GV: Giới thiệu ký hiệu Am pe kế trong sơ đồ mạch điện. C1:a) - Am pe kế hình 24.2a GHĐ: 100mA; DCNN: 10mA - Am pe kế hình 24.2b GHĐ: 6A; ĐCNN: 0,5A b)- Am pe kế hình 24.2a, b: Dùng kim chỉ thị - Am pe kế hình 24.2c: Hiện số c) Các chốt của am pe kế: Chốt (+); (-) |
II. AMPEKẾ Là dụng cụ để đo cường độ dòng điện. KH trên sơ đồ mạch điện: |
Hoạt động 4: Mắc ampe kế xác định cường độ dòng điện (15 phút)
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
HS: Hoạt động nhóm - Mắc mạch điện theo hình 24.3 K mở GV: Hướng dẫn: - Phải mắc đúng cực - Mắc nối tiếp với dụng cụ cần xác định - Kiểm tra, điều chỉnh kim chỉ thị nằm đúng vạch số 0 - Không mắc trực tiếp 2 chốt (+); (-) của am pe kế vào 2 cực của nguồn điện. HS: Làm TN: nguồn 1 pin, 2 pin ® Trả lời C2 |
III. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN C2: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn ® đèn càng sáng. |
Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố (5 phút)
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV: - Ampe kế là gì? Số chỉ của ampe kế cho ta biết điều gì? Nêu đơn vị đo cường độ dòng điện. - Khi sử dụng ampe kế cần phải tuân theo những nguyên tắc nào? HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi củng cố. GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi vận dụng |
IV. VẬN DỤNG C3:a, 175 mA b, 380 mA c, 1,250 A d, 0,28 A C4: Đúng: 2-a ; 3- b ; 4-c C5: Hình a đúng |
4. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ;Nắm vững cách mắc Am pe kế trong mạch.
- Làm bài tập 24.2 ® 24.4 (25 – SBT).
- Đọc trước “Hiệu điện thế”.
V. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................