Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Trình tự các bước là
Trình tự các bước trong cơ chế hoạt động của enzim là: - Enzim liên kết với cơ chất → enzim-cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất → giải phóng enzim và sản phẩm.
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất → (1) Tạo ra các sản phẩm trung gian → (3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Enzim có đặc tính nào sau đây?
Do cấu trúc của trung tâm hoạt động của enzim mỗi loại enzim chỉ tác động lên một loại hoặc một số loại cơ chất nhất định → Tính đặc thù của enzim.
Trong các hợp chất hữu cơ sau, hợp chất nào không phải là enzim:
Secretin không phải là enzim.
Trypsin, Chymotripsin và Pepsin đều là enzim.
Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải protein?
Pepsin xúc tác quá trình phân giải protein.
Amilaza xúc tác phân giải tinh bột và glycogen
Saccaraza xúc tác phân giải saccarozo
Mantaza xúc tác phân giải mantôzơ
Đâu không phải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim ?
Ánh sáng không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim là nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ cơ chất, độ pH
Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó :
Nhiệt độ tối ưu là giá trị nhiệt độ mà tại đó hoạt tính của enzyme cao nhất.
Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là:
Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là 35 độ C - 40 độ C
Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của enzim, thì điều nào sau đây đúng ?
Khi nhiệt độ tăng thì hoạt tính của enzyme cũng tăng nhưng nếu vượt qua nhiệt độ tối ưu thì hoạt tính giảm và có thể mất.
Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây?
Đa số enzim có pH tối ưu trong khoảng 6 – 8.
Tế bào cơ thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng bằng việc tăng giảm
Hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ enzim và cơ chất. Do vậy tế bào cơ thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng bằng việc tăng giảm nồng độ enzim.
Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào bằng enzim là
Một số hoá chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim bằng co chế ức chế ngược.
“Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một rong các nguyên nhân nào sau đây?
Nhiệt độ quá cao có thể làm cho enzim bị biến tính, làm mất hoạt tính của enzim, gây nên các rối loạn về chuyển hóa.
Trường hợp nào dưới đây KHÔNG làm enzyme mất chức năng sinh học?
Enzyme có bản chất protein nên những yếu tố làm biến tính protein cũng làm mất hoạt tính của enzyme
Như vậy nồng độ cơ chất quá cao không làm mất chức năng sinh học của enzyme
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các loại enzim.
Xác định X trong sơ đồ sau:
X là ức chế ngược
Sản phẩm P được sản xuất dư thừa sẽ liên kết với enzyme a làm cho enzyme này không còn khả năng xúc tác để chuyển hóa chất A thành chất B và do đó chất trung gian C,D cũng không được hình thành. do vậy sự tổng hợp chất P cũng bị dừng.
Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa vật chất giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và chất F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường?
G và F dư thừa thì quá trình C → E và quá trình C → D sẽ bị ức chế dẫn đến C bị dư thừa.
C dư thừa sẽ ức chế quá trình A → B
Do đó quá trình A → H sẽ diễn ra mạnh mẽ và nồng độ chất H sẽ tăng lên.
Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lí (bệnh rối loạn chuyển hóa) là do
Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lí (bệnh rối loạn chuyển hóa) là do cơ chất bị tích lũy gây độc cho tế bào.
Tại sao ăn thịt bò khô với nộm (gỏi) đu đủ thì lại dễ tiêu hóa hơn là khi ăn thịt bò khô riêng?
Vì trong đu đủ có enzim phân giải prôtein: Papain.
Cho chuỗi phản ứng sinh hóa giả định sau đây được xúc tác bởi enzim (E1-E6), đường gạch đứt mô tả tác dụng ức chế ngược của sản phẩm phản ứng enzim. Khi các chất F và H có nồng độ cao, chất nào bị tích tụ đến nồng cao bất thường?
Đáp án là chất C sẽ bị tích tụ đến nồng độ cao bất thường.
Do khi chất H có nồng độ cao, phản ứng ức chế ngược làm cho phản ứng E5 ngừng hoặc phản ứng chậm, chất B sẽ bị dư, khi chất B dư thì sẽ tạo ra lượng chất C nhiều hơn bình thường.
F có nồng độ cao, phản ứng ức chế ngược làm cho phản ứng E3 ngừng hoặc phản ứng chậm, khi đó chất C sẽ bị dư
Từ hai ý trên ta dễ dàng nhận thấy được chất C sẽ bị tích tụ đến nồng độ cao bất thường.
Đáp án đúng là A
Một enzim giới hạn, nhận biết trình tự 4 bazo cụ thể trong ADN, sẽ phân cắt một ADN mạch kép có kích thước 5000 bp thành bao nhiêu đoạn?
Do enzim nhận biết được trình tự 4 bazo cụ thể, mà lại có 4 Nu, nên xác suất xuất hiện đoạn Nu enzim cắt đc là (1/4)^4 = 1/256. Mà có 5000 Nu --> 5000. (1/256) = 19,5.
Số vị trí cắt là khoảng 19,5 +1 đoạn ADN nữa --> khoảng 20 đoạn
Chọn đáp án A