Thông tin giữa các tế bào

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

Câu 1 Trắc nghiệm

Sự truyền tín hiệu qua synapse giữa các tế bào thần kinh lân cận giống như truyền tín hiệu hormone (truyền tin nội tiết) ở đặc điểm nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

A. Sai. Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu chỉ xảy ra trong truyền tín hiệu hormone còn trong truyền tín hiệu qua synapse giữa các tế bào thần kinh lân cận, các phân tử tín hiệu được truyền qua khe synapse.

B. Sai. Các phân tử tín hiệu được truyền ở khoảng cách xa chỉ xảy ra trong truyền tín hiệu hormone còn trong truyền tín hiệu qua synapse giữa các tế bào thần kinh lân cận, các phân tử tín hiệu được truyền trong khoảng cách gần.

C. Sai. Các phân tử tín hiệu có cấu trúc hóa học không giống nhau.

D. Đúng. Cả hai hình thức truyền tin này đều cần có sự liên kết của phân tử tín hiệu với thụ thể.

=> Chọn D

Câu 2 Trắc nghiệm

Khi một tế bào giải phóng phân tử tín hiệu vào môi trường, một số tế bào trong môi trường xung quanh trả lời, đây là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Khi một tế bào giải phóng phân tử tín hiệu vào môi trường, một số tế bào trong môi trường xung quanh trả lời, đây là truyền tin cận tiết do khoảng cách giữa tế bào tiết đến tế bào đích gần.

=> Chọn C

Câu 3 Trắc nghiệm

Tuyến yên sản xuất hormone sinh trưởng, hormone này đến kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào xương, giúp phát triển xương. Kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp này là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Trong trường hợp trên, thông tin được truyền giữa các tế bào ở khoảng cách xa nhờ các phân tử tín hiệu (hormone sinh trưởng) được vận chuyển nhờ hệ tuần hoàn → Kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp này là truyền tin qua khoảng cách xa.

=> Chọn A

Câu 4 Trắc nghiệm

Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

A. Sai. Các tế bào truyền thông tin với nhau có thể ở gần nhau (truyền tin cận tiết) hoặc ở xa nhau (truyền tin nội tiết).

B. Sai. Khi các phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích sẽ làm thay đổi hình dạng của thụ thể.

C. Sai. Lipid màng không bị biến đổi trong quá trình truyền tin.

D. Đúng. Hoạt động enzyme trong tế bào chất hoặc sự tổng hợp RNA của tế bào nhận tín hiệu có thể biến đổi.

=> Chọn D

Câu 6 Trắc nghiệm

 Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào khoảng cách giữa các tế bào.

=> Chọn B

Câu 7 Trắc nghiệm

Cho các phương thức truyền thông tin sau:

(1) Truyền tin qua khoảng cách xa.

(2) Truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào.

(3) Truyền tin cục bộ.

(4) Truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp.

Các tế bào ở gần nhau có thể sử dụng các phương thức truyền thông tin là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Các tế bào ở gần nhau có thể truyền thông tin nhờ các mối nối giữa các tế bào, theo kiểu tiếp xúc trực tiếp nhờ các phân tử bề mặt hoặc truyền tin cục bộ.

=> Chọn C

Câu 8 Trắc nghiệm

Quá trình truyền thông tin tế bào gồm ba giai đoạn:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Quá trình truyền thông tin tế bào gồm ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tiếp nhận. Ở giai đoạn này, các phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích.

- Giai đoạn 2: Truyền tin nội bào. Ở giai đoạn này, tín hiệu hóa học được truyền trong tế bào thông qua sự tương tác giữa các phân tử dẫn đến đáp ứng tế bào.

- Giai đoạn 3: Đáp ứng. Ở giai đoạn này, sự truyền tin nội bào dẫn đến những thay đổi của tế bào.

=> Chọn B

Câu 9 Trắc nghiệm

Quá trình truyền tin nội bào thường bắt đầu khi

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Giai đoạn tiếp nhận là giai đoạn đầu tiên trong quá trình truyền tin nội bào. Trong giai đoạn tiếp nhận, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể. Như vậy, quá trình truyền tin nội bào thường bắt đầu khi phân tử tín hiệu làm protein thụ thể thay đổi.

=> Chọn A

Câu 10 Trắc nghiệm

Xác định thứ tự đúng của các sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác của một tế bào với một phân tử tín hiệu:

I. Thay đổi hoạt động của tế bào đích.

II. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể.

III. Phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào tiết.

IV. Truyền tin nội bào.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Thứ tự đúng của các sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác của một tế bào với một phân tử tín hiệu:

III. Phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào tiết.

II. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể.

IV. Truyền tin nội bào.

I. Thay đổi hoạt động của tế bào đích.

=> Chọn C

Câu 11 Trắc nghiệm

Các phân tử tín hiệu ưa nước như insulin, adrenaline có đặc điểm gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Các phân tử tín hiệu ưa nước như insulin, adrenaline không thể vận chuyển trực tiếp qua lớp lipid màng mà sẽ liên kết với thụ thể màng ở bên ngoài tế bào.

=> Chọn C

Câu 12 Trắc nghiệm

Biểu hiện nào sau đây là kết quả của việc một phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Giai đoạn tiếp nhận là giai đoạn đầu tiên trong quá trình truyền tin nội bào. Trong giai đoạn tiếp nhận, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể.

=> Chọn B

Câu 13 Trắc nghiệm

Phân tử tín hiệu kị nước như hormone steroid thường liên kết với

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Phân tử tín hiệu kị nước như hormone steroid có thể đi qua lớp kép lipid của màng nên thường liên kết với thụ thể bên trong tế bào.

=> Chọn A

Câu 14 Trắc nghiệm

Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có thụ thể đặc hiệu. Phải có thụ thể đặc hiệu thì phân tử tín hiệu mới có thể liên kết và hoạt hóa thụ thể rồi dẫn đến các giai đoạn tiếp theo của quá trình truyền tin giữa các tế bào.

=> Chọn D

Câu 15 Trắc nghiệm

Điều gì có thể xảy ra với các tế bào đích của một động vật khi thiếu thụ thể của con đường truyền tín hiệu cận tiết?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Khi thiếu thụ thể của con đường truyền tín hiệu cận tiết, tế bào sẽ không đáp ứng được các tín hiệu cận tiết → Điều có thể xảy ra với các tế bào đích của một động vật khi thiếu thụ thể của con đường truyền tín hiệu cận tiết: Chúng không thể phân chia khi đáp ứng với các yếu tố tăng trưởng được tiết ra từ các tế bào lân cận.

=> Chọn B

Câu 16 Trắc nghiệm

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

A. Đúng. Các phân tử tín hiệu ngoại bào ưu nước sẽ không đi qua được lớp kép lipid của màng phải liên kết với một thụ thể màng để truyền tín hiệu đến một tế bào đích làm thay đổi hoạt động của nó.

B. Sai. Các phân tử tín hiệu ngoại bào có thể liên kết với thụ thể màng ở bên ngoài tế bào hoặc đi qua màng để liên kết với thụ thể nội bào ở bên trong tế bào.

C. Sai. Cùng một loại tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau ở các tế bào khác nhau của cơ thể do các loại thụ thể, con đường truyền tín hiệu và các protein đáp ứng ở các tế bào là khác nhau.

D. Sai. Không phải chất lạ nào liên kết với thụ thể của một phân tử tín hiệu bình thường cũng sẽ luôn tạo ra đáp ứng tương tự phân tử tín hiệu trên cùng loại tế bào.

=> Chọn A

Câu 17 Trắc nghiệm

Sự ức chế phân tử truyền tin nội bào có thể dẫn đến kết quả nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sự ức chế phân tử truyền tin nội bào sẽ ức chế quá trình truyền tin nội bào làm cho thông tin không được truyền đến tế bào đích dẫn đến tế bào đích không đáp ứng được với tín hiệu (ức chế đáp ứng với tín hiệu).

=> Chọn A

Câu 18 Trắc nghiệm

Các phân tử tín hiệu kị nước như testosterone đi qua màng của tất cả các tế bào nhưng chỉ ảnh hưởng đến các tế bào đích bởi vì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Các phân tử tín hiệu phải liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích thì tế bào đích mới có thể có đáp ứng tương thích → Các phân tử tín hiệu kị nước như testosterone đi qua màng của tất cả các tế bào nhưng chỉ ảnh hưởng đến các tế bào đích bởi vì thụ thể nội bào chỉ có ở tế bào đích.

=> Chọn C

Câu 19 Trắc nghiệm

Sự kết thúc quá trình truyền thông tin giữa các tế bào đòi hỏi điều gì sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sự kết thúc quá trình truyền thông tin giữa các tế bào đòi hỏi đảo ngược sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và thụ thể.

=> Chọn B

Câu 20 Trắc nghiệm

 Cho các trường hợp sau đây:

(1) Một phân tử truyền tin bị sai hỏng.

(2) Thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu.

(3) Thụ thể tiếp nhận phân tử tín hiệu mạnh mẽ.

Trong các trường hợp trên, số trường hợp chắc chắn không xảy ra sự đáp ứng tế bào là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Chỉ có trường hợp (2) khi thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu thì không thể xảy ra đáp ứng tế bào. Còn trường hợp bị sai hỏng một phân tử truyền tin thì tế bào có thể sử dụng các phân tử truyền tin khác.

=> Chọn B