Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là?
Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử,trong đó hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là phân đôi.
=> Chọn A
Vi sinh vật nhân sơ có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?
Vi sinh vật nhân sơ có thể sinh sản bằng các hình thức là phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính. Trong đó, phần lớn các vi sinh vật nhân sơ sinh sản vô tính bằng phân đôi theo hình thức phân đôi (hình thức phân bào không có thoi vô sắc).
=> Chọn D
Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng?
Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng bào tử trần.
Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức nào sau đây?
(1) Phân đôi.
(2) Tiếp hợp.
(3) Nảy chồi.
(4) Bào tử.
Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức là: phân đôi, nảy chồi và bào tử.
=> Chọn C
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở vi khuẩn.
(2) Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở cả vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.
(3) Một số động vật nguyên sinh có cả 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
(4) Bản chất của quá trình sinh sản vô tính ở vi sinh vật là quá trình nguyên phân.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về sinh sản ở vi sinh vật là
Có 3 nhận định đúng là: (1), (3), (4).
(2) Sai. Nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính chỉ có ở vi sinh vật nhân thực.
=> Chọn C
Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?
Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức là: Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính và hữu tính. Trong đó:
- Phân đôi và nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính của vi sinh vật nhân thực.
- Sinh sản bằng bào tử vô tính là kiểu sinh sản vô tính của nhiều nấm sợi.
- Sinh sản bằng bào tử hữu tính có sự kết hợp của các bào tử khác giới chỉ xảy ra ở vi sinh vật nhân thực có hình thức phân bào giảm phân.
=> Chọn C
Thuốc kháng sinh có những đặc điểm nào dưới đây?
Thuốc kháng sinh là chế phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây bệnh. Thuốc kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật.
=> Chọn B
Chất nào dưới đây là thuốc kháng sinh?
(1) Cồn – iodine
(2) Penicillin
(3) Thuốc tím
(4) Streptomycin
Penicillin và Streptomycin có khả năng diệt khuẩn có tính chọn lọc nên đây là 2 loại thuốc kháng sinh. Trong đó:
- Thuốc kháng sinh penicillin có tác dụng ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, từ đó tiêu diệt chúng.
- Thuốc kháng sinh streptomycin có tác dụng điều trị bệnh lao và các bệnh nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn gây ra. Đây là một thuốc thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside, có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn nhạy cảm bằng cách ngăn chặn sự sản sinh ra các loại protein thiết yếu cho sự sống của vi khuẩn.
=> Chọn D
Khi bị bệnh, một số người thường tự mua thuốc kháng sinh để điều trị, thậm chí có người còn mua 2 – 3 loại kháng sinh uống cho nhanh khỏi. Việc làm này sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Việc tự ý sử dụng kháng sinh có thẩ dẫn đến hiện tượng nhờn kháng sinh.
=> Chọn A
Đâu không phải cơ chế ức chế vi khuẩn gây bệnh của thuốc kháng sinh là?
Cơ chế diệt/ức chế vi khuẩn gây bệnh của thuốc kháng sinh: ức chế tổng hợp vách tế bào, tăng khả năng thẩm thấu màng tế bào, can thiệp vào quá trình tổng hợp protein, chuyển hóa nucleic acid và các quá trình trao đổi chất khác của vi khuẩn.
=> Chọn A
Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là?
Chất kháng sinh là những hợp chất hữu cơ có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách có chọn lọc. Còn chất sát khuẩn là các chất có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
=> Chọn A
Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.
Pha sinh trưởng lũy thừa của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này bắt đầu khi nào?
Thời gian bắt đầu pha lũy thừa được tính từ thời điểm tế bào nấm mốc bắt đầu phân chia (sinh khối khô bắt đầu tăng lên) → Pha sinh trưởng lũy thừa của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này bắt đầu khi trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.
=> Chọn A
Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.
Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae đang ở pha sinh trưởng nào sau đây?
Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, sinh khối khô của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae liên tục tăng nhanh từ 0,5 g/l đến 10,5 g/l. Điều đó chứng tỏ vào thời gian này, nấm mốc phân chia mạnh mẽ → Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae đang ở pha lũy thừa.
=> Chọn B
Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.
Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn ra hiện tượng gì?
Ngày 5 có sinh khối khô là 10,5 g/l, ngày 6 có sinh khối khô là 10,6 g/l và ngày 7 có sinh khối khô là 10,5 g/l → Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn ra hiện tượng sinh khối khô hầu như không thay đổi. Sự hầu như không thay đổi về sinh khối khô của quần thể trong khoảng thời gian này được giải thích là do dinh dưỡng của môi trường bắt đầu thiếu hụt, số tế bào sinh ra cân bằng với số tế bào chết đi.
=> Chọn D
Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.
Ức chế sinh trưởng đối với quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này diễn ra khi nào và do nguyên nhân nào?
- Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn ra hiện tượng ức chế sinh trưởng đối với quần thể nấm mốc biểu hiện là sinh khối khô từ ngày 5 đến ngày 7 gần như không tăng.
- Sự ức chế sinh trưởng đối với quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này được giải thích là do dinh dưỡng của môi trường bắt đầu thiếu hụt.
=> Chọn C
Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.
Quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi nào?
Quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi từ ngày 2 đến ngày 5.
=> Chọn D
Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.
Để thu sinh khối nấm mốc Aspergillus oryzae người ta cần dừng nuôi cấy vào thời điểm nào?
Để thu sinh khối cần dừng lại ở thời điểm sinh khối bắt đầu đạt cực đại để đảm bảo thu được lượng sinh khối nhiều nhất và trong thời gian ngắn nhất → Để thu sinh khối nấm mốc Aspergillus oryzae người ta cần dừng nuôi cấy vào thời điểm 5 – 6 ngày.
=> Chọn C
Quần thể vi khuẩn Escherichia coli được nuôi ở điều kiện thích hợp, trong môi trường dinh dưỡng lỏng (nuôi cấy theo mẻ, hệ kín) với nguồn carbon là glucose. Khi sinh trưởng của quần thể đạt đến pha cân bằng và nồng độ glucose giảm xuống dưới 2 g/L, người ta bổ sung thêm dung dịch glucose đậm đặc để duy trì nồng độ glucose trong bình nuôi cấy ở mức 5 g/L thêm 3 giờ nữa.
Sau khi bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha nào?
Sau khi bổ sung glucose, vi khuẩn E. coli vốn đã thích ứng với môi trường nuôi cấy đồng thời lại được bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng dồi dào nên vi khuẩn E. coli sẽ phân chia mạnh mẽ → Sau khi bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha pha lũy thừa.
=> Chọn B
Quần thể vi khuẩn Escherichia coli được nuôi ở điều kiện thích hợp, trong môi trường dinh dưỡng lỏng (nuôi cấy theo mẻ, hệ kín) với nguồn carbon là glucose. Khi sinh trưởng của quần thể đạt đến pha cân bằng và nồng độ glucose giảm xuống dưới 2 g/L, người ta bổ sung thêm dung dịch glucose đậm đặc để duy trì nồng độ glucose trong bình nuôi cấy ở mức 5 g/L thêm 3 giờ nữa.
Sau 3 giờ bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha nào?
Sau 3 giờ bổ sung glucose, dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli → Sau 3 giờ bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha cân bằng và pha suy vong.
=> Chọn C
Quần thể vi khuẩn Escherichia coli được nuôi ở điều kiện thích hợp, trong môi trường dinh dưỡng lỏng (nuôi cấy theo mẻ, hệ kín) với nguồn carbon là glucose. Khi sinh trưởng của quần thể đạt đến pha cân bằng và nồng độ glucose giảm xuống dưới 2 g/L, người ta bổ sung thêm dung dịch glucose đậm đặc để duy trì nồng độ glucose trong bình nuôi cấy ở mức 5 g/L thêm 3 giờ nữa.
Các chất ức chế sinh trưởng đối với quần thể vi khuẩn E. coli tích lũy nhiều nhất khi nào?
Trong hệ kín không được rút bớt sản phẩm và chất thải trong suốt quá trình nuôi nên thời gian nuôi cấy càng dài thì các chất độc hại ức chế sinh trưởng đối với quần thể vi khuẩn E. coli tích lũy càng nhiều. Bởi vậy, Các chất ức chế sinh trưởng đối với quần thể vi khuẩn E. coli tích lũy nhiều nhất khi khi kết thúc nuôi cấy.
=> Chọn D