Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản vi sinh vật (Phần 3)
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là
Vi sinh vật thường có cấu tạo đơn bào (mỗi cơ thể chỉ chứa một tế bào) → Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
=> Chọn A
Sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể vì?
Từ khi sinh ra cho đến trước khi bước vào phân chia, vi khuẩn có sự gia tăng về kích thước và khối lượng, nhưng vì chúng có kích thước rất nhỏ nên khó nhận ra sự thay đổi này. Do đó, sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể.
=> Chọn B
Trong nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của vi khuẩn gồm mấy pha cơ bản?
Sự sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục gồm: 4 pha.
+ Pha tiềm phát (pha Lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể không tăng, Enzim cảm ứng được hình thành.
+ Pha lũy thừa (pha Log): Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa, hằng số M không đủ theo thời gian và là cực đại đối với một số chủng và điều kiện nuôi cấy.
+ Pha cân bằng: Số lượng vi sinh vật đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian là do một số tế bào bị phân hủy và một số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia.
=> Chọn D
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn nhanh nhất ở pha nào?
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn nhanh nhất ở pha luỹ thừa.
=> Chọn B
Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, trật tự các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự nào?
Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, trật tự các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự: Pha cân bằng - pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha suy vong.
=> Chọn B
Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyên hóa tăng lên đã dẫn đến hiện tượng gì?
Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyên hóa tăng lên đã dẫn đến hiện tượng quần thể vi sinh vật bị suy vong.
Trong nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối, người ta nên dừng lại ở giai đoạn nào dưới đây?
Trong trường hợp nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối, người ta nên dừng lại ở giai đoạn cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.
Mô tả nào dưới đây nói về pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín?
Trong pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín, vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào; mật độ tế bào trong quần thể gần như không thay đổi do chưa phân bào.
=> Chọn B
Mô tả đường cong sinh trưởng kép của vi khuẩn E. coli trong môi trường có 2 nguồi carbon là glucose và sorbitol. Điều kiện để xảy ra quá trình phân hỷ sorbitol là gì?
Trong môi trường có hai loại đường glucose và sorbitol, vi khuẩn E. coli sẽ lựa chọn đường glucose làm nguyên liệu để phân giải trước vì glucose có cấu tạo đơn giản, thân thuộc với chúng. Tới khi môi trường hết glucose, E. coli mới sử dụng đến sorbitol để phân giải.
=> Chọn C
Thời gian thế hệ (g) của vi khuẩn đường ruột Escherichia coli ở pha lũy thừa, trong điều kiện nuôi cấy thích hợp là khoảng 20 phút (g = 1/3 giờ). Sau 4 thế hệ phân chia, quần thể vi khuẩn E. coli trên đạt được mật độ tế bào (Nt) trong quần thể là?
Sau n thế hệ phân chia, quần thể vi khuẩn E. coli trên đạt được mật độ tế bào (Nt) trong quần thể là: Nt = 10.2n (tế bào/mL).
=> Sau 4 thế hệ phân chia, quần thể vi khuẩn E. coli trên đạt được mật độ tế bào (Nt) trong quần thể là: Nt = . \({10.2^4}\) (tế bào/mL).
Việc làm nào sau đây là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?
Việc phơi khô, sấy khô thực phẩm là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể sinh vật.
Yếu tố độ ẩm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật:
+ “Ở đâu có nước là ở đó có sự sống”, do đó, độ ẩm là một trong những yếu tố tiên quyết phạm vi phân bố của các loài vi sinh vật.
+ Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng là yếu tố hóa học tham gia vào các quá trình thủy phân các chất.
+ Nhìn chung, vi khuẩn là nhóm sinh vật đòi hỏi độ ẩm cao hơn so với nấm men và nấm sợi. Chính vì vậy người ta có thể ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật thông qua việc điều chỉnh độ ẩm của môi trường mà chúng đang sinh sống.
+ Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.Vì vậy, việc phơi khô, sấy khô thực phẩm là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể sinh vật.
Các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là gì?
Các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.
=> Chọn D
Vi sinh vật B có khả năng sinh trưởng ở pH khoảng 5,5 – 8,0, sinh trưởng tối ưu ở pH 6,5 – 7,0. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?
- Dựa vào phạm vi pH, có thể chia vi sinh vật thành 3 nhóm: ưa acid (pHtối ưu = 4 – 6), ưa trung tính (pHtối ưu = 6 – 8), ưa kiềm (pHtối ưu = 9 – 11).
- Vi sinh vật B sinh trưởng tối ưu ở pH 6,5 – 7,0 → Chúng thuộc nhóm vi sinh vật ưa trung tính.
=> Chọn D
Các vi sinh vật có khả năng sống và sinh trưởng tốt ở Biển Chết (có nồng độ muối trung bình hằng năm khoảng 31,5%) thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?
Biển Chết có nồng độ muối trung bình hằng năm khoảng 31,5% → Biển Chết là môi trường có áp suất thẩm thấu cao → Các vi sinh vật có khả năng sống và sinh trưởng tốt ở Biển Chết thuộc nhóm vi sinh vật ưa áp cao.
=> Chọn A
Người ta dùng nước muối để sát khuẩn vì hàm lượng muối trong nước có thể gây ra hiện tượng gì?
Người ta dùng nước muối để sát khuẩn vì hàm lượng muối trong nước có thể gây ra hiện tượng co nguyên sinh, tế bào mất nước, không phân chia được.
=> Chọn A
Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật là chất hữu cơ với hàm lượng rất ít nhưng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật song chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ → Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là: amino acid, vitamin, nucleic acid,…
=> Chọn B
Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Yếu tố nào sau đây đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp này?
Sữa chua có độ pH thấp làm ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP,… của các vi sinh vật gây bệnh.
Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là?
Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử,trong đó hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là phân đôi.
=> Chọn A
Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng?
Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng bào tử trần.
Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức nào sau đây?
(1) Phân đôi.
(2) Tiếp hợp.
(3) Nảy chồi.
(4) Bào tử.
Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức là: phân đôi, nảy chồi và bào tử.
=> Chọn C