Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Câu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật?
A. Đúng. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được mà chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.
B. Đúng. Vi sinh vật nhỏ bé nên có lợi thế S/V lớn dẫn đến quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh.
C. Đúng. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
D. Sai. Vi sinh vật rất đa dạng đồng thời chúng phân bố rộng khắp các môi trường: môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật (trên cơ thể người, động vật, thực vật,…).
=> Chọn D
Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm vi sinh vật?
Nấm hương không thuộc nhóm vi sinh vật. Dựa vào khái niệm vi sinh vật là nhóm sinh vật có kích thước rất nhỏ, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Vi sinh vật được chia thành vi sinh vật nhân sơ gồm vi khuẩn, Archaea và vi sinh vật nhân thực gồm vi tảo, vi nấm, nguyên sinh động vật.
=> Chọn A
Nhóm vi sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật nhân sơ?
Nhóm vi sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật nhân sơ là vi khuẩn, Archaea (vi khuẩn cổ)
Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?
A. Đúng. Vi sinh vật có cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Sai. Vi sinh vật có nhân sơ (vi khuẩn, vi sinh vật cổ) hoặc có nhân thực (tảo đơn bào, nguyên sinh động vật, vi nấm).
C. Đúng. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.
D. Đúng. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào (đơn bào).
=> Chọn B
Có bao nhiêu ý sau là đúng khi nói về các vi sinh vật cực đoan?
(1) Là nhóm vi sinh vật có khả năng sống được trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt.
(2) Hầu hết chúng thuộc nhóm Archaea.
(3) Chúng có khả năng chịu được độ mặn rất cao nhưng lại không thể sống ở dưới đáy biển sâu.
(4) Đa số chúng là sinh vật nhân thực.
Các ý đúng khi nói về các vi sinh vật cực đoan là nhóm vi sinh vật cực đoan là nhóm vi sinh vật có khả năng sống được trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt và hầu hết chúng thuộc nhóm Archaea.
=> Chọn C
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nhóm vi sinh vật?
Đặc điểm chung vi sinh vật:
+ Kích thước nhỏ bé
+ Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh
+ Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh
+ Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị
+ Phân bố rộng, nhiều chủng loại.
Vì vậy, đặc điểm không phải của vi sinh vật là sinh khối nhỏ. Vi sinh vật có kích thước tế bào nhỏ, cấu tạo đơn giản nên các vi sinh vật thường có đặc điểm chung là tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh và phân bố rộng.
=> Chọn D
Đặc điểm có ở hầu hết các loài vi sinh vật là gì?
Vi sinh vật có các đặc điểm: có kích thước rất nhỏ. phần lớn có cấu tạo dơn bào, sinh trưởng nhanh, và có thể tự dưỡng hoặc dị dưỡng và thíc ứng nhanh với điều kiện môi trường, dễ bị biến đổi.
=> Chọn A
Có 3 loại cầu khuẩn kí hiệu là A1, A2 và A3 có đường kính tế bào tương ứng là 1,8 µm; 2,0 µm và 2,2 µm. Nuôi 3 vi khuẩn này trong 3 bình nuôi cấy có nguồn dinh dưỡng phù hợp. Tốc độ tiêu thụ nguồn dinh dưỡng của 3 chủng vi khuẩn này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
Tế bào có kích thước càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn dẫn đến khả năng hấp thu và chuyển hóa vật chất càng nhanh. Mà 3 loại cầu khuẩn kí hiệu là A1, A2 và A3 có đường kính tế bào tương ứng là 1,8 µm; 2,0 µm và 2,2 µm → Tốc độ tiêu thụ nguồn dinh dưỡng của 3 chủng vi khuẩn này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: A1 > A2 > A3.
=> Chọn A
Các vi sinh vật tự dưỡng có khả năng?
Sinh vật tự dưỡng là những sinh vật tự sản xuất thức ăn bằng cách sử dụng cacbon từ các nguồn cacbon vô cơ như cacbon dioxide. Có hai loại sinh vật tự dưỡng chính là sinh vật tự dưỡng và sinh vật tự dưỡng tùy thuộc vào nguồn năng lượng mà chúng sử dụng.
=> Chọn A
Các vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO2 thuộc nhóm?
Các vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO2 thuộc nhóm quang tự dưỡng.
Phần lớn các sinh vật quang dưỡng là sinh vật quang tự dưỡng và chúng có thể cố định cacbon. Chúng có thể tương phản với các sinh vật hóa dưỡng (vốn thu được năng lượng cho mình nhờ oxi hóa các tác nhân cho electron trong môi trường của chúng) ở chỗ chúng có khả năng tổng hợp thức ăn cho chính chúng từ các chất vô cơ, sử dụng ánh sáng như là nguồn cung cấp năng lượng.
=> Chọn B
Sinh vật hóa dưỡng có đặc điểm nào sau đây?
Sinh vật hóa dưỡng có đặc điểm là sử dụng nguồn năng lượng là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ.
Sinh vật hóa dưỡng là những sinh vật hấp thu năng lượng bằng cách oxy hóa khử các chất nhường electron trong môi trường.
Thiết kế của sinh vật hóa dưỡng thì ngược lại so với sinh vật quang dưỡng, loài sử dụng năng lượng mặt trời. Sinh vật hóa dưỡng có thể là sinh vật tự dưỡng hoặc sinh vật dị dưỡng.
Nhóm vi sinh vật nào dưới đây có nguồn năng lượng và carbon đều là chất hữu cơ?
Nhóm vi sinh vật có nguồn năng lượng và carbon đều là chất hữu cơ là hóa dị dưỡng.
Sinh vật hóa dị dưỡng có thể là sinh vật hóa vô cơ dị dưỡng, sử dụng các nguồn năng lượng vô cơ như lưu huỳnh; hoặc là sinh vật hóa hữu cơ dị dưỡng, sử dụng các nguồn năng lượng hữu cơ như cacbohydrat, lipid và protein. Hóa dị dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các chất hữu cơ và sử dụng năng lượng cũng từ các chất hữu cơ. Ví dụ, hầu hết các vi sinh vật.
=> Chọn C
Loại sinh vật nào có thể sử dụng các chất hóa học vô cơ làm nguồn năng lượng và nguồn carbon?
Sinh vật là những hệ thống hóa học phức tạp, được tổ chức theo cách thúc đẩy sự sinh sản và một số biện pháp phát triển bền vững hoặc sinh tồn. Trong đó, sinh vật có thể sử dụng các chất hóa học vô cơ làm nguồn năng lượng và nguồn carbon là hóa tự dưỡng.
=> Chọn B
Vi khuẩn quang dị dưỡng sử dụng?
Sinh vật quang dị dưỡng là sinh vật quang dưỡng theo hình thức dị dưỡng
Vi khuẩn quang dị dưỡng sử dụng ánh sáng làm nguồn năng lượng và chất hữu cơ làm nguồn carbon cùng các hợp chất hữu cơ từ môi trường để thỏa mãn nhu cầu carbon của chúng, những hợp chất này bao gồm cacbohydrat, axit béo và alcohol.
Sinh vật quang dị dưỡng tạo ra ATP bằng cách sử dụng ánh sáng, bằng một trong hai cách: chúng sử dụng trung tâm phản ứng dựa trên bacteriochlorophyll, hoặc chúng sử dụng một bacteriorhodopsin.
Một số ví dụ về sinh vật quang dị dưỡng là vi khuẩn không lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn helio.
=> Chọn B
Trong các sinh vật sau đây: Nấm men, tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lactic, nấm mốc có bao nhiêu vi sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng?
Vi sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng là: vi khuẩn lam, tảo.
=> Chọn B
Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là?
Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là nguồn năng lượng (ánh sáng hay phản ứng hóa học) và nguồn carbon (chất hữu cơ hay CO2). Căn cứ vào đó, vi sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng: quang dị dưỡng, quang tự dưỡng, hóa dị dưỡng, hóa tự dưỡng.
=> Chọn B
Cho các vi sinh vật: vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, nấm, tảo lục đơn bào. Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?
- Vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, tảo lục đơn bào có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng.
- Nấm có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng.
=> Chọn A
Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một nhóm vi sinh vật cần sử dụng phương pháp nào sau đây?
Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi được sử dụng để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một số nhóm vi sinh vật.
=> Chọn A
Vi sinh vật được phân loại dựa vào các đặc điểm khác nhau, tuy nhiên để biết được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng của các loại vi sinh vật, các nhà khoa học thường sử dụng các đặc điểm nào sau đây?
Vi sinh vật được phân loại dựa vào các đặc điểm khác nhau, tuy nhiên để biết được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng của các loại vi sinh vật, các nhà khoa học thường sử dụng các đặc điểm hóa sinh, DNA, RNA.
Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, người ta bổ sung thêm 1,5 – 2 % thạch vào môi trường nuôi cấy nhằm mục đích?
Người ta bổ sung thêm 1,5 – 2 % thạch vào môi trường nuôi cấy nhằm mục đích tạo môi trường nuôi cấy đặc. Trên môi trường đặc, tế bào từng loài vi sinh vật sẽ phát triển tạo thành các khuẩn lạc, hình thái khuẩn lạc mang tính đặc trưng cho từng loài vi khuẩn.