Virus có hình thức sống
Virus không có cấu tạo tế bào, không trao đổi chất nên phải sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên → Virus có hình thức sống kí sinh bắt buộc trong cơ thể sinh vật.
=> Chọn A
Vì sao gọi virus là dạng sống mà không gọi là sinh vật?
Virus có một số đặc điểm của sinh vật như sinh sản tạo ra nhiều virus mới, có khả năng di truyền, biến dị và tiến hóa. Tuy nhiên, virus không có cấu tạo tế bào, không có khả năng trao đổi chất với môi trường. Do đó, virus được gọi là dạng sống.
=> Chọn B
Điểm khác nhau dùng đề phân biệt virus với vi khuẩn là?
Bảng so sánh sự khác biệt giữa virus và vi khuẩn:
=> Chọn D
Virus nào sau đây được phát hiện đầu tiên?
Virus được phát hiện đầu tiên là virus gây bệnh khảm thuốc lá
Những bộ phận nào dưới đây không có ở virus?
Về mặt cấu túc, tất cả các loại virus đều được cấu tạo từ hai thành phần chính: lõi là nucleic acid và vỏ protein (còn được gọi là vỏ caspid). Ngoài hai thành phần chính này, một số loại virus động vật còn có thêm lớp màng kép phospholipid ở bên ngoài, được gọi là lớp vỏ ngoài với các lớp gai glycoprotein giúp chúng tiếp cận tế bào chủ. Với loại virus RNA, ngoài RNA và vỏ caspid, mỗi hạt virus còn có thểm một số loại enzyme mà trong tế bào chủ thường không có. Đó là các enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp RNA.
=> Bộ phận không có ở virus là Ribosome
=> Chọn B
Vật chất di truyền của một virus là?
Mỗi loại virus chỉ có một trong hai loại vật liệu di truyền, hoặc là ARN (acid ribonucleic) hoặc là AND (acid deoxyribonucleic), không có enzym chuyển hóa và enzym hô hấp nên chúng bắt buộc phải ký sinh trong tế bào cảm thụ khác.
=> Chọn D
Nucleocapsid là phức hợp gồm
Nucleocapsid là phức hợp là phức hợp gồm nucleic acid và vỏ capsid.
Hình sau mô tả thí nghiệm của Fraenkel – Conrat và Singer (1957) nhằm chứng minh vai trò của vỏ capsid và lõi nucleic acid.
Thí nghiệm trên giải thích điều gì?
Giải thích kết quả thí nghiệm: Thí nghiệm cho thấy, lõi RNA là vật liệu mang thông tin di truyền và quy định đặc điểm của phân tử protein. RNA A sẽ sinh tổng hợp protein A, RNA B sẽ sinh tổng hợp protein B.
=> Chọn D
Hình sau mô tả thí nghiệm của Fraenkel – Conrat và Singer (1957) nhằm chứng minh vai trò của vỏ capsid và lõi nucleic acid.
Nếu lấy RNA của chủng A trộn với hỗn hợp chứa 1/2 protein của chủng A và 1/2 protein của chủng B thì kết quả thí nghiệm sẽ thế nào?
Trong trường hợp lấy RNA của chủng A trộn với hỗn hợp chứa 1/2 protein của chủng A và 1/2 protein của chủng B thì sau khi nhiễm lên cây thuốc lá sẽ thu được chủng virus có RNA A và protein A.
=> Chọn B
Hình sau mô tả thí nghiệm của Fraenkel – Conrat và Singer (1957) nhằm chứng minh vai trò của vỏ capsid và lõi nucleic acid.
Nếu lấy RNA của chủng B trộn với hỗn hợp chứa 1/2 protein của chủng A và 1/2 protein của chủng B thì kết quả thí nghiệm sẽ thế nào?
Trong trường hợp lấy RNA của chủng B trộn với hỗn hợp chứa 1/2 protein của chủng A và 1/2 protein của chủng B thì sau khi nhiễm lên cây thuốc lá sẽ thu được chủng virus có RNA B và protein B.
=> Chọn D
Hai cấu trúc cơ bản của virus là?
Virus được cấu trúc bởi 2 thành phần cơ bản:
- Lõi nucleic acid: DNA hoặc RNA, mạch kép hoặc mạch đơn.
- Lớp vỏ capsid: cấu tạo từ protein là capsomer. Ngoài ra, một số virus có lớp vỏ ngoài (phosphplipid + protein) chứa gai glycoprotein giúp bám chặt vào vật chủ, nhận diện tế bào chủ để xâm nhập.
Ghép tên loại virus (cột A) sao cho phù hợp với dạng cấu trúc (cột B).
HIV – Dạng khối
SARS-CoV-2 – Dạng hỗn hợp
Virus gây bệnh viêm gan B – Dạng xoắn
=> Chọn B
Phage là virus gây bệnh trên
Phage là virus gây bệnh trên vi khuẩn. Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp vi sinh vật như sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính, thuốc trừ sâu sinh học,…
=> Chọn B
Ghép tên loại virus (cột A) sao cho phù hợp với các phân tử tiếp xúc bề mặt vật chủ (cột B).
Phage - Đầu mút của các sợi lông đuỗi
Virus trần - Phân tử protein nhô ra ở đỉnh khối đa diện
Virus có vỏ ngoài - Gai glycoprotein nhô ra khỏi vỏ ngoài
=> Chọn C
Người ta dựa vào đặc điểm nào để phân loại các virus?
- Dựa vào vỏ ngoài: virus trần và virus có vỏ ngoài.
- Dựa vào sự sắp xếp capsomer ở vỏ capsid: virus xoắn, virus khối và virus có cấu trúc hỗn hợp.
- Dựa vào vật chất di truyền của virus có thể là DNA hoặc RNA, mạch kép hoặc mạch đơn. Dựa vào vật chất di truyền người ta chia virus thành 2 loại: virus DNA và virus RNA.
- Dựa vào đối tượng vật chủ: virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật và virus kí sinh ở động vật và người.
=> Chọn B
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về virus trần và virus có vỏ ngoài?
Virus có vỏ ngoài mới có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein chứa các gai glycoprotein.
=> Chọn C
Virus được phân thành 3 nhóm gồm virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp. Sự phân loại này dựa trên tiêu chí nào sau đây?
Dựa vào sự sắp xếp của capsomer ở vỏ capsid, virus được phân thành 3 nhóm gồm virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp.
=> Chọn B
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau giữa virus độc và virus ôn hòa?
Virus độc xâm nhập, nhân lên và phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa gắn bộ gen vào bộ gen tế bào chủ, không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào chủ.
=> Chọn C
Virus chỉ có thể bám dính lên bề mặt tế bào chủ khi?
Virus có thể bám dính lên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ → Virus chỉ có thể bám dính lên bề mặt một hoặc một số tế bào chủ nhất định.
=> Chọn A
Vì sao mỗi loại virus thường chỉ có thể xâm nhiễm vào một số tế bào nhất định?
Thông thường, virus phải bám dính lên bề mặt tế bào chủ nhờ mối tương thích giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ. Nếu thụ thể không có mối tương thích thì virus không bám dính và sẽ không gây bệnh được. Điều này lí giải và sao mỗi loại virus thường chỉ gây bệnh trên một số đối tượng tế bào vật chủ nhất định có mối tương thích về thụ thể.
=> Chọn B