I. PHẢN ỨNG CỘNG HIĐRO (PHẢN ỨNG KHỬ)
PTTQ: ${{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}CHO+{{H}_{2}}\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}{{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}C{{H}_{2}}OH$
Ví dụ: $C{{H}_{3}}CHO+{{H}_{2}}\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}OH$
$C{{H}_{2}}=C{{H}_{}}CHO+2{{H}_{2}}\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}C{{H}_{2}}OH$
Phương pháp giải
CnH2n+2-2a-m(CHO)m + (a + m) H2$\xrightarrow{Ni,{{t}^{0}}}$ CnH2n+2-m(CH2OH)m
Dựa vào tỉ lệ ${{n}_{{{H}_{2}}}}:\text{ }{{n}_{anehit}}$ có thể xác định được loại anđehit.
Thường gặp nhất là các trường hợp:
+ ${{n}_{{{H}_{2}}}}~:\text{ }{{n}_{anehit}}=1~$ → anđehit no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO
+ ${{n}_{{{H}_{2}}}}~:\text{ }{{n}_{anehit}}=2~$ → anđehit thuộc loại đơn chức, mạch hở, có 1 liên kết đôi C=C (CnH2n-2O) hoặc anđehit no, mạch hở, 2 chức (CnH2n-2O2)
* Bài tập về phản ứng cộng H2 của anđehit, xeton thường gắn liền với bài tập ancol tác dụng với Na.
II. PHẢN ỨNG CỘNG NƯỚC, CỘNG HCN (HIĐROXIANUA)
- Liên kết đôi C=O ở gốc –CHO có phản ứng cộng nước nhưng tạo ra sản phẩm có 2 nhóm OH cùng đính vào 1C nên không bền, không tách ra khỏi dung dịch được.
Ví dụ:
- HCN cộng vào nhóm –CHO tạo thành sản phẩm bền gọi là xianohiđrin
Phương ứng tổng quát: ${{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}CHO+HCN\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}{{C}_{n}}{{H}_{2n+1}}CH(CN)OH$