Dạng 1: Pha chế dung dịch H3PO4
Dạng bài tập thường cho P2O5 vào dung dịch H3PO4 để tạo thành dung dịch axit mới có nồng độ lớn hơn hoặc trộn 2 dung dịch H3PO4 thu được dung dịch mới.
Sử dụng phương pháp đại số hoặc đường chéo để giải.
Dạng 2: Xác định hoặc tính toán lượng chất tạo thành trong phản ứng của axit H3PO4 với dung dịch kiềm
H3PO4+OH−→H2PO4−+H2O
H3PO4+2OH−→HPO42−+2H2O
H3PO4+3OH−→PO43−+3H2O
Xét tỉ lệ: T=nOH−nH3PO4
- Nếu T ≤ 1 thì tạo muối:H2PO4−
- Nếu 1 < T < 2 thì tạo 2 muối: H2PO4−và HPO42−
- Nếu T = 2 thì tạo muối: HPO42−
- Nếu 2 < T < 3 thì tạo 2 muối: HPO42−và PO43−
- Nếu T ≥ 3 thì tạo muối PO43−
Chú ý: Đối với dạng bài P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm tương tự H3PO4 tác dụng với dung dịch kiềm. Ta quy số mol P2O5 về số mol H3PO4 (nH3PO4 = 2nP2O5) rồi tính toàn bình thường.
Dạng 3: Thủy phân hợp chất photphohalogenua
Để giải dạng bài tập này, ta thường viết phương trình và tính toán theo phương trình phản ứng.
Lưu ý H3PO3 là axit hai nấc nên khi phản ứng với dung dịch kiềm dư sẽ tạo ra muối là HPO32-.
H3PO3 + 2OH- → HPO32- + 2H2O