I. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AgNO3/NH3 (PHẢN ỨNG TRÁNG BẠC)
Phương trình phản ứng tổng quát:
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
R(CHO)a + 2aAgNO3 + 3aNH3 + aH2O $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ R(COONH4)a + 2aNH4NO3 + 2aAg
- Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và dùng để nhận biết anđehit.
Nhận xét: ta thấy tỷ lệ ${{n}_{RCHO}}:\text{ }{{n}_{Ag}}=\text{ }1:2$
+ Riêng đối với anđehit fomic HCHO, phản ứng xảy ra qua 2 giai đoạn theo sơ đồ sau:
HCHO $\xrightarrow{\text{ }\!\![\!\!\text{ Ag(N}{{\text{H}}_{\text{3}}}{{\text{)}}_{\text{2}}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ OH}}$ HCOONH4 + 2Ag
HCOONH4 $\xrightarrow{\text{ }\!\![\!\!\text{ Ag(N}{{\text{H}}_{\text{3}}}{{\text{)}}_{\text{2}}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ OH}}$ (NH4)2CO3 + 2Ag
Vậy nếu dư AgNO3/NH3 thì tỉ lệ ${{n}_{HCHO}}:\text{ }{{n}_{Ag}}=\text{ }1:4$
+ Đối với anđehit R(CHO)n khi thực hiện phản ứng tráng gương ta có:
R(CHO)n $\xrightarrow{\text{ }\!\![\!\!\text{ Ag(N}{{\text{H}}_{\text{3}}}{{\text{)}}_{\text{2}}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ OH}}$ 2n Ag
* Một số chú ý khi giải bài tập về phản ứng tráng bạc của anđehit:
- Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.
- Các đặc điểm của phản ứng tráng bạc của anđehit:
+ Nếu nAg = 2.nanđehit thì anđehit thuộc loại đơn chức và không phải HCHO.
+ Nếu nAg = 4.nanđehit thì anđehit đó thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.
+ Nếu nAg > 2.nhỗn hợp các anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.
+ Số nhóm CHO $=\text{ }\frac{{{n}_{Ag}}}{2{{n}_{anehit}}}$ (nếu trong hỗn hợp không có HCHO).
- Đối với anđehit n chức 1 mol anđehit cho 2n mol Ag (n là số nhóm –CHO).
* Hợp chất vừa có chức anđehit vừa có liên kết ba đầu mạch -C≡CH
- Hợp chất vừa có chức anđehit vừa có liên kết ba đầu mạch C≡C- khi cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 sẽ phản ứng ở cả 2 phần nhóm chức (anđehit và C≡C-)
Ví dụ: HC≡C-R-CHO + 3AgNO3 + 4NH3 + H2O → AgC≡C-R-COONH4 ↓ + 2Ag + 3NH4NO3
2. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BROM
PTTQ: RCHO + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr
- Nếu anđehit còn liên kết π ở gốc hiđrocacbon thì xảy ra đồng thời phản ứng cộng Br2 vào liên kết π đó.
3. TÁC DỤNG VỚI Cu(OH)2/OH- , t0
PTTQ: RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ RCOONa + Cu2O↓đỏ gạch + 3H2O
=> phản ứng sinh ra kết tủa đỏ gạch, dùng để nhận biết anđehit
4. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KMnO4
PTTQ: 3RCHO + 2KMnO4 + H2O → 3RCOOH + 2MnO2 + 2KOH
=> phản ứng làm mất màu dung dịch KMnO4, dùng để nhận biết anđehit.
*Chú ý: Đối với anđehit fomic HCHO coi như là anđehit 2 chức
HCHO + 2Br2 + H2O → CO2 + 4HBr
3HCHO + 4KMnO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 4MnO2 + 4KOH + H2O
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag