1. Tính chất chung của ancol
Tác dụng với kim loại kiềm
TQ: $R{{(OH)}_{a}}+aNa\to R{{(ONa)}_{a}}+\frac{a}{2}{{H}_{2}}\uparrow $ (Nhận biết ancol)
Ví dụ: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
natri etylat
Muối sinh ra dễ bị thủy phân trong nước: ${{C}_{2}}{{H}_{5}}ONa+{{H}_{2}}O\to {{C}_{2}}{{H}_{5}}OH+NaOH$
$a=\frac{2.{{n}_{{{H}_{2}}}}}{{{n}_{ancol}}}\text{ }$( số nhóm –OH)
2. Tính chất hóa học đặc trưng của ancol đa chức có các nhóm –OH cạnh nhau
Ancol đa chức có các nhóm –OH cạnh nhau có khả năng tham gia phản ứng tạo phức với Cu(OH)2
Ví dụ:
Phương pháp giải :
+ Nếu đề cho khối lượng ancol, khối lượng Na và khối lượng chất rắn sau phản ứng thì áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
nH$_{2}$= $\frac{{{m}_{ancol}}+{{m}_{Na}}-{{m}_{chất rắn}}}{2}$
+ Nếu đề cho khối lượng ancol, Na phản ứng hết và khối lượng chất rắn sau phản ứng thì áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
nNa= $\frac{{{m}_{chất rắn}}-{{m}_{ancol}}}{22}$= a. nH$_{2}$ (với a là số nhóm OH)
+ Số nhóm OH = $\frac{2{{n}_{{{H}_{2}}}}}{{{n}_{ancol}}}$