Phương pháp giải bài tập phản ứng crackinh ankan

Bài viết trình bày phương pháp giải bài tập phản ứng đề hiđro hóa và crackinh ankan

I. PHẢN ỨNG ĐỀ HIĐRO HÓA (TÁCH H2)

- Dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác thích hợp, các ankan bị tách ra 2 nguyên tử H.

   CnH2n+2  $\xrightarrow{{{t}^{o}},\,\,xt}$ CnH2n   +  H2

  • Quy tắc tách

- Hai nguyên tử C cạnh nhau bị tách H. Mỗi nguyên tử C bị mất 1 nguyên tử H và nối đơn chuyển thành nối đôi.

- H của C bậc cao hơn bị ưu tiên tách để tạo sản phẩm chính.

Ví dụ :$\underset{\,\,\,\,\,\,\underset{\,\,\,C{{H}_{3}}}{\mathop{\,\,\,|\,\,\,\,\,\,}}\,}{\overset{{}}{\mathop{\,\,\,C{{H}_{3}}-CH-\,C{{H}_{2}}}}}\,-C{{H}_{3}}\,\,\,\,\xrightarrow{{{t}^{o}},\,\,xt}\underset{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\underset{\,\,\,C{{H}_{3}}}{\mathop{\,\,\,|\,\,\,\,\,\,}}\,}{\overset{{}}{\mathop{\,\,\,C{{H}_{3}}-C=\,CH}}}\,-C{{H}_{3}}\,\,\,+\,\,\,{{H}_{2}}$

II. PHẢN ỨNG CRACKINH (BẺ GÃY MẠCH)

- Khi có xúc tác thích hợp và dưới tác dụng của nhiệt độ, các ankan bị bẻ gãy mạch C tạo ra các phân tử nhỏ hơn.

   CnH2n+2  $\xrightarrow{crackinh}$ CaH2a+2 + CbH2b  (với a ≥ 1, b ≥ 2 và a  + b = n)

Ví dụ : C4H10  $\xrightarrow{crackinh}$  CH4 + C3H6

             C4H10  $\xrightarrow{crackinh}$ C2H6 + C2H4

Chú ý :

- Khi ankan sinh ra có mạch cacbon dài thì cũng có thể bị bẻ mạch tiếp.

- Phản ứng crackinh thường kèm cả phản ứng tách hiđro.

Phương pháp giải

+ Phản ứng không làm thay đổi khối lượng hỗn hợp: mankan= mhh sau phản ứng

 => nankan.Mankan = nhh sau phản ứng.$\bar{M}$hh sau phản ứng  $=>\,\,\frac{{{n}_{t}}}{{{n}_{s}}}=\frac{{{{\bar{M}}}_{s}}}{{{M}_{t}}}$

+ Khi crackinh ankan C3H, C4H10 (có thể kèm theo phản ứng tách hiđro tạo ra anken và hiệu suất 100%) thì số mol hỗn hợp sản phẩm luôn gấp 2 lần số mol ankan phản ứng. Vì vậy, nếu có x mol ankan tham gia phản ứng thì sau phản ứng số mol khí tăng lên x mol.

+ Đối với phản ứng có tách hiđro từ ankan: nH2 sinh ra = ntăng = nhỗn hợp sau phản ứng – nankan ban đầu

+ Phản ứng tách 1 phân tử H2 tạo thành 1 liên kết π

=> nếu cho hỗn hợp sau phản ứng đi qua dung dịch brom thì ${{n}_{B{{r}_{2}}}}$phản ứng = nliên kết π = ${{n}_{{{H}_{2}}}}$tạo thành

+ Vì phản ứng không làm thay đổi khối lượng hỗn hợp nên hàm lượng C và H trước và sau phản ứng là như nhau

=> đốt cháy hỗn hợp sau phản ứng thu được số mol CO2 và H2O bằng đốt cháy hỗn hợp trước phản ứng.

Câu hỏi trong bài