Giáo án Sinh học 7 Bài Kiểm tra 1 tiết mới nhất

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố và khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh qua chương I, II, III

- Đánh giá được mức độ tiếp thu của học sinh từ đó phân loại học sinh để có biện pháp bồi dưỡng, phụ đạo.

2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng diễn đạt,phân tích,so sánh

3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm bài tự giác, nghiêm túc, trình bày rõ ràng, đẹp.

II. ĐỀ RA

Thiết kế ma trận đề kiểm tra sinh học 7

MÃ ĐỀ 01

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Chương I : Động vật nguyên sinh

2,0 điểm (100%)

   

1 câu

2,0 điểm (20%)

Chương II :Ngành ruột khoang

 

Câu 4

3,0điểm (100%)

 

1 câu

3,0 điểm (30%)

Chương III :

Các ngành giun

Câu 2

3,0điểm (60%)

 

Câu 3

2,0điểm (40%)

2 câu

5,0điểm (50%)

Tổng số câu :

Tổng số điểm :

1 câu

5,0điểm (50%)

1 câu

3,0điểm (30%)

1 câu

2,0điểm (20%)

4 câu

10,0điểm (100%)

MÃ ĐỀ 01

Câu 1 (2đ) : Nêu đặc điểm chung củangành động vật nguyên sinh

Câu 2 (3đ):Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của giun đũa?

Câu 3 (2đ): Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui rúc vào được ống mật? Và hậu quả sẽ như thế nào?

Câu 4(3đ): Ngành ruột khoang có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?

MÃ ĐỀ 02

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Chương I : Động vật nguyên sinh

Câu 4

3điểm (100%)

   

1 câu

3,0 điểm (30%)

Chương II :Ngành ruột khoang

 

Câu 1

2,0điểm (100%)

 

1 câu

2,0 điểm(20%)

Chương III :

Các ngành giun

 

Câu2

3điểm (60%)

Câu3

2điểm (40%)

2 câu

5,0điểm (50%)

Tổng

1 câu

3,0điểm (30%)

2 câu

5,0điểm (50%)

1 câu

2,0điểm (20%)

4 câu

10,0điểm (100%)

MÃ ĐỀ 02

Câu 1(2đ):Nêu đặc điểm chung củangành ruột khoang

Câu 2(3đ): Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?

Câu 3(2đ): Hãy cho biết vòng đời của sán lá gan? Vì sao trâu bò ở nước ta dễ mắc bệnh sán lá gan?

Câu 4(3đ): Ngành động vật nguyên sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên

III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

MÃ ĐỀ 01

Câu

Nội dung

Điểm

1(2đ)

- Cơ thể có kích thước hiển vi

- Cấu tạo: Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. Phần lớn sống dị dưỡng .

- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

2(3đ)

Cấu tạo trong của giun đũa:

- Cơ thể giun đũa hình ống

- Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển

- Có khoang cơ thể chưa chính thức

- ống tiêu hóa phân hóa bắt đầu từ lỗ miệng và kết thúc ở hậu môn.

- Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.

- Di chuyển hạn chế bằng cách cong duỗi cơ thể thích nghi với chui rúc trong môi trường kí sinh.

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

3(2đ)

* Giun đũa chui vào được ống mật nhờ đặc điểm:

- Đầu rất nhỏ chỉ bằng đầu kim

- Cơ thể thon nhọn hai đầu

* Hậu quả: Giun đũa chui vào ống mật, gây tắc ống dẫn mật, viêm túi mật, vàng da do ứ mật, gây đau bụng dữ dội.

1.0đ

1.0đ

4(3đ)

-Đối với tự nhiên:

+ Tạo vẻ đẹp kì thú cho các biển nhiệt đới, có ý nghĩa đối với sinh thái biển và đại dương.

+ Là vật chỉ thị cho nghiên cứu địa chất.

-Đối với con người:

+ Là nguồn thực phẩm có giá trị

+ Làm đồ trang trí, trang sức

+ Làm nguyên liệu vôi cho xây dựng.

-Tuy nhiên có một số ruột khoang gây ngứa cho người hoặc tạo ra đảo đá ngầm gây cản trở giao thông.

1.0đ

1.0đ

1.0đ

MÃ ĐỀ 02

Câu

Nội dung

Điểm

1(2đ)

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn

- Dạng ruột túi.- Thành cơ thể có hai lớp tế bào

- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

2(3đ)

Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh:

- Mắt và cơ quan di chuyển tiêu giảm. Sán lá gan dùng 2giác bám bám chắc vào nội tạng vật chủ.

- Thành cơ thể có khả năng chun giản giúp luồn lách dễ dàng trong môi trường kí sinh. Đẻ nhiều trứng

- Hầu có cơkhỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

3(2đ)

- Vòng đời sán lá gan: Yêu cầu vẽ được sơ đồ vòng đời- Trâu bò nước ta dễ mắc bệnh sán lá gan vì: Trâu bò làm việc trong môi trường đất ngập nước. ở môi trường đó có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan. Hơn nữa trâu bò thường uống nước và ăn các cây cỏ có kén sán bám vào. Do đó tỉ lệ mắc bệnh rất cao.

1.0đ

1.0đ

4(3đ)

* Lợi ích:

- Là thức ăn của nhiều động vật trong nước

- Làm sạch môi trường nước

- Có ý nghĩa về mặt địa chất tìm ra dầu mỏ

* Tác hại:

- Gây bệnh cho người và nhiều động vật khác

Ví dụ:

1.0đ

1.0đ

1.0đ

IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY