BÀI 66: THAM QUAN THIÊN NHIÊN (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
- Biết chuẩn bị cho một buổi hoạt động học tập ngoài trời với nhiều dụng cụ, phương tiện cho hoạt động khoa học cũng như hoạt động cá nhân để đề phòng các rủi ro .
- Làm quen với phương pháp quan sát động vật, ghi chép các thu hoạch ngoài thiên nhiên.
- Biết cách sử dụng các dụng cụ thích hợp để thu thập mẫu vật động vật rồi lựa chọn cách xử lí thích hợp để làm thành mẫu vật, tiêu bản cần thiết cho việc quan sát cần thiết ở ngoài thiên nhiên.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, năng động khi TQTN, đồng thòi có thái độ thận trọng trong giao tiếp với động vật nhằm bảo vệ cho tài nguyên thiên nhiên bền vững.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên nghiên cứu và chọn trước địa điểm có đầy đủ địa hình, sinh cảnh
( như yêu cầu của bài ) để chuẩn bị cho buổi tham quan có kết quả tốt.
- HS chuẩn bị dụng cụ thực hành và tư trang cá nhân phù hợp với yêu cầu của bài và thời tiết .
- Giáo viên phân thành nhóm nhỏ 3- 5 em để hổ trợ nhau trong quá trình tham quan.
- Học sinh được học trước nội qui khi đi tham quan và yêu cầu của buổi tham quan.
III. HOẠT ĐỘNG THAM QUAN :
HOẠT ĐỘNG I : RÈN LUYỆN QUAN SÁT NGOÀI THIÊN NHIÊN
Mục tiêu : Rèn luyện quan sát ngoài thiên nhiên
- Yêu cầu : học sinh biết phân chia môi trường thành những sinh cảnh nhỏ để quan sát
- Thực hiện :
Bước 1 : GV nêu nguyên tắc quan sát ngoài thiên nhiên :
- Tận dụng giác quan để khám phá thiên nhiên: Tai nghe, mắt nhìn, mũi ngửi ....
- Hai tay sẵn sàng thao tác dụng cụ đem theo để bắt một số động vật cần thiết cho nội dung tham quan ( vợi, bay, lọ,.)
- Đi theo nhóm nhỏ không nói chuyện riêng.
Bước 2 : Biết phân chia môi trường : ít nhất có bốn nhóm môi trường
Ở nước, ở đất, ở ven bờ, ở tán cây
Học sinh thực hiện theo các bước quan sát như SGK
Bước 3: Ghichép ngoài thiên nhiên : Kết quả quan sát cần thể hiện trên ghi chép .
HOẠT ĐỘNG II : THỰC HÀNH CÁCH THU THẬP THÔNG TIN
VÀ XỬ LÍ MẪU VẬT
Yêu cầu : Học sinh biết dùng dụng cụ thích hợp để thu thập được mầu vật cần thiết
Cách sự dụng dụng cụ và bảo quản mẫu vật
Bước 1: Gv lưu ý cho học sinh TQTN là chủ yếu để quan sát và biết bảo vệ thiên nhiên, không nên bắt động vật mà quan sát và ghi chép những điều mà mình quan sát được. Các em có thể vẽ hình để minh hoạ.
Mỗi nhóm chọn và bắt một số động vật đểquan sát
Bước2 : Chọn cách xử lí
HOẠT ĐỘNG III : THU HOẠCH SAU THAM QUAN
- Yêu sầu : Học sinh dùng kiến thức đã học, tập dượt, xác định tên động vật đã quan sát thấy trongquá trình tham quan.
- Mỗi nhóm làm thành một bản báo cáo:
Tên các động vật đã quan sát thấy, làm rõ môi trường sống và vị trí phân loại của chúng. Theo lần lượt thứ tự các ngành lớp đã học như trong chương trình sinh học 7 theo bảng mẫu SGK .
- Lần lượt các nhóm báo cáo trước toàn thể lớp, gv theo dõi và đánh giá bài thực hành của học sinh .
- Sau khi nghe báo cáo xong, gv yêu cầu học sinh thả động vật về môi trường sống của chúng, thu dọn vệ sinh .
IV. RÚT KINH NGHIỆM