BÀI 54: TIẾN HOÁ VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng so sánh, quan sát, kĩ năng phân tích, tư duy.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh phóng to hình 54.1SGK.
- HS: chuẩn bị theo nội dung SGK, kẻ bảng SGK rang 176.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: So sánh một số hệ cơ quan của động vật
Mục tiêu: HS nắm được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung kiến thức trọng tâm |
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc cá câu trả lời và hoàn thành bảng trong vở bài tập. - GV kẻ bảng để HS chữa bài. - Cá nhân đọc nội dung bảng, ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm, lựa chọn câu trả lời. - Hoàn thành bảng. Yêu cầu: + Xác định được các ngành + Nêu cầu tạo từ đơn giản đến phức tạp dần. - Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1, nhóm khác theo dõi, bổ sung. - Yêu cầu HS quan sát nội dung bảng kiến thức chuẩn. |
Tên ĐV |
Ngành |
Hô hấp |
Tuần hoàn |
Thần kinh |
Sinh dục |
Trùng biến hình |
Động vật nguyên sinh |
Chưa phân hoá |
Chưa có |
Chưa phân hoá |
Chưa phân hoá |
Thuỷ tức |
Ruột khoang |
Chưa phân hoá |
Chưa có |
Hình mạng lưới |
Tuyến sinh dục không có ống dẫn |
Giun đất |
Giun đốt |
Da |
Tim đơn giản, tuần hoàn kín |
Hình chuỗi hạch |
Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Châu chấu |
Chân khớp |
Hệ ống khí |
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở |
Chuỗi hạch, hạch não lớn |
Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Cá chép |
Động vật có xương sống |
Mang |
Tim có 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. |
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não hình khối trơn |
Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Ếch đồng trưởng thành |
Động vật có xương sống |
Da và phổi |
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, hệ tuần hoàn kín, máu pha nuôi cơ thể |
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não nhỏ hẹp |
Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Thằn lằn bong |
Động vật có xương sống |
Phổi |
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách ngăn hụt, hệ tuần hoàn kín, máu pha ít nuôi cơ thể |
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não phát triển hơn ếch. |
Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Chim bồ câu |
Động vật có xương sống |
Phổi và túi khí |
Tim có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. |
Hình ống, bán cầu não lớn, tiểu não lớn có 2 mấu bên nhỏ. |
Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Thỏ |
Phổi |
Tim có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. |
Hình ống, bán cầu não lớn, vỏ chất xám, khe, rãnh, tiểu não có 2 mấu bên lớn. |
Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Hoạt động 2: Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể
Mục tiêu: HS chỉ ra được sự phân hoá và chuyên hoá của các hệ cơ quan.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung kiến thức trọng tâm |
- GV yêu cầu HS quan sát lại nội dung bảng và trả lời câu hỏi: ? Sự phức tạp hoá các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật đã học? - Cá nhân theo dõi thông tin ở bảng, ghi nhơ kiến thức (lưu ý: theo hàng dọc từng hệ cơ quan). - Trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS có thể dựa vào sự hoàn chỉnh của hệ thần kinh liên quan đến tập tính phức tạp để trả lời. - GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm và phần bổ sung lên bảng. - GV nhận xét đánh giá và yêu cầu HS rút ra kết luận về sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể. ? Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì? |
+ Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi qua toàn bộ da => mang đơn giản => mang => da và phổi => phổi + Hệ tuần hoàn: chưa có tim " tim chưa có ngăn => tim có 2 ngăn => 3 ngăn => tim 4 ngăn + Hệ thần kinh từ chưa phân hoá => đến thần kinh mạng lưới => chuỗi hạch đơn giản => chuỗi hạch phân hoá (não, hầu, bụng…) => hình ống phân hoá não, tuỷ sống. + Hệ sinh dục: chưa phân hoá =>tuyến sinh dục không có ống dẫn => tuyến sinh dục có ống dẫn. Kết luận - Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng. + Các cơ quan hoạt động cơ hiệu quả hơn. + Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. |
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài : Yêu cầu HS nhắc lại nội dung như bảng SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Kẻ bảng 1, 2 vào vở.
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY