Tiết 59 : BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
TÍNH CHẤT CỦA ETANOL, GLIXEROL VÀ PHENOL
I. Mục tiêu bài học :
Kiến thức
Biết được :
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Etanol tác dụng với natri.
- Glixerol tác dụng với Cu(OH)2.
- Phenol tác dụng với NaOH, dung dịch brom.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học
II. Chuẩn bị :
1. Dụng cụ thí nghiệm
- Ống nghiệm |
- Giá để ống nghiệm |
- Nút cao su đậy ống nghiệm 1 lỗ |
- Kẹp hoá chất |
- ống dẫn thuỷ tinh thẳng 1 đầu nhọn |
- Ống hút nhỏ giọt |
- Đèn cồn |
- Ống nghiệm có nhánh |
2. Hoá chất
Mẫu Na, Glixerol, Etanol, phenol, dd Brom, dd CuSO4 |
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Trong quá trình luyện tập
3. Bài mới :
Nội dung |
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Chia học sinh trong lớp ra từng nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 - 5 học sinh để tíên hành thí nghiệm: + Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Thực hiện theo nhóm + Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: HS quan sát – Tiến hành TN dưới sự hướng dẫn của gv HS còn lại nghe, quan sát, đánh giá, bổ sung (nếu có). + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV chuẩn xác kiến thức: Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với Na a) Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm Thực hiện như SGK đã viết, giáo viên lưu ý hướng dẫn học sinh - Đề phòng xảy ra hiện tượng nổ mạnh nguy hiểm b) Quan sát hiện tượng giải thích + Viên Na vo tròn, chạy trên bề mặt chất lỏng, nhỏ dần đồng thời có khí bay lên mạnh (Na tác dụng với nước giải phóng H2) + Khi thả tay bịt miệng ống nghiệm ra thấy có tiếng nổ nhỏ (H2 phản ứng với O2 không khí gây nổ) Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2 a) Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm Thực hiện như SGK đã viết, giáo viên lưu ý hướng dẫn học sinh b) Quan sát hiện tượng giải thích + ống thứ nhất, kết tủa màu xanh tan dần thành dung dịch xanh đậm; + ống thứ hai kết tủa không biến đổi Thí nghiệm 3: phenol tác dụng với NaOH và dung dịch Brom a) Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm Thực hiện như SGK đã viết, giáo viên lưu ý hướng dẫn học sinh b) Quan sát hiện tượng giải thích + Mẩu phenol ít tan trong nước nhưng tan ngay khi thêm dung dịch NaOH + Có kết tủa trắng xuất hiện Þ do phenol tác dụng với Br2 tạo C6H2Br3OH ¯ Thí nghiệm 4: Nhận biết ancol, phenol glixerol ở các bình mất nhãn riêng biệt Đây là bài tập giúp học sinh rèn kĩ năng nhận biết tổng hợp nên đánh giá kết quả thực hành cho học sinh. + Phương án lí thuyết. * Cả ba chất đều tác dung được với Na giải phóng H2 * Chỉ có một chất tác dụng được với dung dịch NaOH và nước Br2 * Chỉ có một chất hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh + Cách thực hiện: * Nhỏ nước brom, chất nào tạo kết tủa trắng là phenol * Thêm kết tủa Cu(OH)2 và lắc, chất nào hoà tan kết tủa thành dung dịch màu xanh là glixerol. Chất còn lại là etanol. |
4.Củng cố : GV nhận xét giờ thực hành, hướng dẫn HS viết tường trình TN0
5.HDVN : Ôn tập chuẩn bị kiểm tra