Tiết 08 -Bài 05 : LUYỆN TẬP : AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI.
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức : Củng cố các kiến thức về axit , bazơ , hidroxit lưỡng tính , muối trên cơ sở thuyết điện li của Areniuyt
2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các ion trong dung dịch chất điện li
- Rèn kĩ năng viết phương trình ion đầy đủ & phương trình ion rút gọn
- Rèn kĩ năng giải các bài toán có liên quan đến pH & môi truongf axit , trung tính hay kiềm
3. Thái độ : Học sinh được học những kiến thức thiết thực & gần gũi với đời sống hàng ngày & sản xuất , do đó khuyến khích các em chăm học để giúp ích cho bản thân & xã hội
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ;hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực riêng : tư duy hóa học ;sử dụng ngôn ngữ hóa học ;tính toán hóa học ;
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên : Giáo án
2. Học sinh:Học bài cũ và đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp dạy |
|
Ngày dạy |
|
Sĩ số |
2, Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài
3. Bài mới:
3.1- Khởi động : Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập về các nội dung mà các em đã được học ở các giờ trước : axit , bazơ & muối ; pư trao đổi ion
3.2- Hình thành kiến thức mới :
Hoạt động 1: Các kiến thức cần nắm vững
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu HS nêu định nghĩa Axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính và muối theo A-re-ni-ut?
Tích số ion của nước?
Khái niệm pH? Công thức tính?
Các giá trị [H+] và pH đặc trưng?
Phản ứng trao đổi ion? Điều kiện và bản chất của phản ứng trao đổi ion?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS xung phong trình bày kết quả.
HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
I. Các kiến thức cần nắm vững:
1. Axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính và muối theo A-re-ni-ut ?
2. Tích số ion của nước?
3. Khái niệm pH ? Công thức tính?
4. Các giá trị [H+] và pH đặc trưng :
[H+] > 1,0.10-7 hoặc pH < 7,00 : MT axit.
[H+] < 1,0.10-7 hoặc pH > 7,00 : MT bazơ.
[H+] → 1,0.10-7 hoặc pH → 7,00 : MT TT.
5. Phản ứng trao đổi ion ,điều kiện và bản chất của phản ứng trao đổi ion ?
Hoạt động 2: Bài tập
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: SD phiếu học tập số 1, 2, 3, 4
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS xung phong trình bày kết quả.
Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức II. Bài tập:
Phiếu học tập số 1. Viết phương trình điện li của K2S, Na2HPO4, Pb(OH)2, HClO, HF, NH4NO3? |
Giải:
* K2S → 2K+ + S2-.
* Na2HPO4 → 2Na+ + HPO42-
HPO42- ⇌ H+ + PO43-.
* Pb(OH)2 ⇌ Pb2+ + 2OH-.
Pb(OH)2 ⇌ 2H+ + PbO22-.
* HClO ⇌ H+ + ClO-.
* HF ⇌ H+ + F-.
* NH4NO3 ⇌ NH4++ NO3-.
Phiếu học tập số 2. Một dung dịch có [H+] → 0,010M . Tính [OH-] và pH của dd. Môi trường của dd này là gì ? Quỳ tím đổi sang màu gì trong dd này? |
Giải:
[H+] → 0,010M → 1,0.10-2M
* Nên pH → 2.
* Môi trường của dd này là axit, quỳ hóa đỏ trong dd này.
Phiếu học tập số 3. Một dd có pH → 9,0. Nồng độ [H+] và [OH-] là bao nhiêu ? Màu của phenolphtalein trong dd này là gi? |
Giải:
* pH → 9,0 nên [H+] → 1,0.10-9M và [OH-] → 1,0.10-14/1,0.10-9→ 1,0.10-5 M.
* pH > 7,0 nên dd có môi trường kiềm
* Phenolphtalein hóa hồng .
Phiếu học tập số 4. Viết phương trình phân tử, ion rút gọn (nếu có) của các cặp chất: |
Giải:
a. Na2CO3 + Ca(NO3)2 → 2NaNO3 + CaCO3 .
CO32- + Ca2+ → CaCO3↓
b. CuSO4 + H2SO4 ( không xảy ra ).
c. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O.
HCO3- + H+ → H2O + CO2↑.
d. Pb(OH)2(r) + 2HNO3 → Pb(NO3)2 +2H2O.
Pb(OH)2 + 2H+ →Pb2+ + 2H2O
e. Pb(OH)2(r) + 2NaOH → Na2PbO2 +2 H2O.
Pb(OH)2(r) + 2OH- → PbO22- + 2H2O.
4.Củng cố: Nhấn mạnh nội dung trọng tâm của chương& Sơ lược lại các dạng bài tập
5. Dặn dò : Chuẩn bị bài thực hành số 1